Tin tức Đời sống - xã hội

“Tôi, 37 tuổi, mới xin từ chức 1 năm đã xài hết sạch tiền tiết kiệm”: Nếu chưa làm được 4 điều quan trọng, đừng vội xin nghỉ việc

 

Muốn xin từ chức, nhất định phải có sẵn một khoản tiết kiệm “đủ nhiều”. Mà khoản tiền tiết kiệm đó, phải “đủ” giúp bạn đối mặt với mọi loại rủi ro bất ngờ sau khi bạn từ chức.

 

"Tôi, 37 tuổi, mới xin từ chức 1 năm đã xài hết sạch tiền tiết kiệm": Nếu chưa làm được 4 điều quan trọng, đừng vội xin nghỉ việc

Mai – lớp trưởng 4 năm đại học của tôi thất nghiệp rồi. Tin tức này vừa đăng vào group lớp khiến chúng tôi đều rất bất ngờ.

Năng lực và thành tích của Mai không tệ, luôn năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa.

Cô ấy là người tích cực, đầy sức sống, và đặc biệt, rất thích hợp trong các công ty marketing như thế này. Vậy mà bây giờ, nghe đâu cô ấy đã thất nghiệp đúng 1 năm.

Bạn thân của Mai còn nói rằng hoàn cảnh hiện tại của cô ấy rất khó khăn, sau khi ly hôn với chồng, cô ấy một mình nuôi con nhỏ. Sau đó, không biết vì nguyên nhân gì, cô ấy đã thất nghiệp hơn 1 năm, tiền tiết kiệm cũng xài hết sạch.

Cô ấy giải thích rằng do mình đã bước vào tuổi trung niên, làm việc kém hiệu quả hơn, nên lãnh đạo không hài lòng. Cô ấy thấy không ổn, nên mới chủ động xin từ chức.

Trường hợp của cô ấy khiến rất nhiều bạn bè cùng lớp tôi hoang mang. Có người hỏi tôi: “Làm thế nào để biết được, khi nào là thời gian tốt nhất để xin nghỉ việc?”

Thật ra, có 4 điều bạn cần nên nắm chắc:

 

1. Khi bản thân có đủ năng lực cạnh tranh

Nếu bạn nói bạn đã làm việc được nhiều năm, kinh nghiệm phong phú, hơn hẳn lớp trẻ hiện nay, vậy bạn đã lầm. Nếu cho người khác làm cùng một công việc trong nhiều năm như vậy, nói không chừng có khi họ còn giỏi hơn bạn bây giờ nhiều. Cái này chỉ là do “quen tay hay việc” mà thôi.

Năng lực cạnh tranh mà tôi muốn nói đến ở đây là gì? Là kĩ năng đặc biệt nào đó trong công việc, chỉ có một số ít người trong công ty bạn biết, hoặc là những nguồn tài nguyên đắt giá khác: như khách hàng… chứ không phải chỉ riêng gì số năm kinh nghiệm khô khan được ghi trên CV.

Những nguồn tài nguyên này là thứ tốt nhất đảm bảo “an toàn tương đối” cho bạn sau khi xin nghỉ việc.

Giống như Phương, bạn thân của tôi. Trước đây, cô ấy làm cho một công ty bán hàng online, làm được 5 năm, cô ấy muốn ra mở riêng nên xin nghỉ việc.

Những ngày đầu, chưa có nhiều người biết đến, khách hàng của cô ấy đều là những khách hàng cũ cô ấy quen ở công ty lúc trước làm. Nhờ đó mà cô ấy có thể duy trì tiếp việc kinh doanh cho đến khi làm ăn phát đạt như ngày hôm nay.

Kĩ năng bán hàng, định hướng sản phẩm hay khả năng tư duy, nắm bắt nhu cầu thị trường của cô ấy, đều học được khi làm việc ở công ty cũ. Đây chính là kinh nghiệm, là năng lực cạnh tranh.

 

2. Có một số tiền tiết kiệm “đủ nhiều”

“Đủ nhiều” ở đây không phải là bạn, hoặc gia đình bạn phải tiết kiệm thật nhiều tiền, mà là cái khoản tiền tiết kiệm của bạn, có thể đủ giúp bạn đối mặt với mọi loại rủi ro bất ngờ sau khi bạn từ chức.

Với những người trung niên muốn từ chức lập nghiệp, nhất định phải trả giá nhiều hơn những người trẻ tuổi, hơn nữa còn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro, nguy hiểm hơn. Thế nên, trước khi xin nghỉ việc, bạn nhất định phải trang bị cho bản thân một khả năng mạnh mẽ để chống lại rủi ro.

Nếu bạn không biết nên để dành bao nhiêu là đủ, hãy tự hỏi mình những vấn đề như:

Ba mẹ bạn có tiền dưỡng lão không? Đặc biệt là những khoản về bảo hiểm y tế.

Tiền để dành của bạn có đủ dành cho cả bạn và họ nếu lỡ như có vấn đề ngoài ý muốn xảy ra hay không?

Tiền tiết kiệm của bạn có đủ để lo cho cả gia đình không, nếu bạn đã là người kết hôn?

Tiền tiết kiệm của bạn có đủ cho bạn sống trong một năm hay không, nếu lỡ như bị thất nghiệp?

Nếu tất cả câu trả lời đều là “Có”, vậy số tiền bạn để dành đã đủ dùng rồi.

 

3. Có giá trị cá nhân riêng

Giá trị cá nhân không chỉ dành riêng cho những người làm chức cao như giám đốc, phó giám đốc, quản lí… mà nó là một dấu hiệu đặc thù và riêng biệt về phương diện năng lực, để khi ai đó nhắc đến tên bạn, sẽ nghĩ về khả năng của bạn đầu tiên.

Khi khả năng của bạn vượt trội hơn người khác dù chỉ là ở một khía cạnh nhỏ đi nữa, người ta vẫn sẽ dễ dàng nhớ đến bạn, và nhận ra bạn nhanh hơn là những nhân viên bình thường khác.

Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn “giữ” được khách hàng cho riêng mình.

 

4. Nhất định phải có một cơ thể khỏe mạnh

Sức khỏe là tiền vốn, là mạng sống, là hạnh phúc. Bất cứ lúc nào đi nữa, cũng nên nhớ coi trọng sức khỏe.

Hiện tại, bạn có thường xuyên tập thể dục hay không? Có một chế độ ăn uống hợp lý hay không?

Có phải bạn vẫn thường thức đêm, đến tận hơn 12 giờ mới ngủ?

Bạn có những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu hay không?

Vẻ ngoài của bạn trông đúng với tuổi thật, hay già hơn tận 5 tuổi?

Nếu những câu trả lời sau giúp bạn xác nhận được bản thân có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, vậy bạn có thể mạnh dạn tiến tới mục tiêu mình đề ra. Nếu không, vẫn phải cân nhắc thật kĩ trước đã.

 

Theo Trí Thức Trẻ