Tin tức Đời sống - xã hội
So với tiền, thứ này còn quan trọng hơn gấp nhiều lần: Trong gia đình không cần quá “tự lập”, trong công ty không cần quá “mạnh mẽ”
Sự vượt trội không bao giờ chỉ là vô tình. Đó là kết quả của sự chú tâm cao độ, nỗ lực tận tâm, định hướng thông minh, thực hành khéo léo, và tầm nhìn để thấy được cách làm nào là đúng đắn.
Gần đây, tôi thường nghe thấy một câu nói: Đa phần người trưởng thành đều có chung một loại năng lực, nhưng thường bị coi nhẹ, đó là sức ảnh hưởng.
Đừng hiểu lầm, những gì tôi sẽ nói tiếp theo không phải bàn về vấn đề kinh doanh.
Mà là giúp mọi người phân tích rõ một vấn đề, từ đó dùng cách được người ta ưa thích để ảnh hưởng, làm thay đổi hành vi của họ.
Nghĩ thử xem, có phải bạn thường gặp phải những vấn đề phiền não mà không tìm ra được nguyên nhân hay không?
Cùng một vấn đề, bạn bàn với lãnh đạo, anh ta lại không nghe, nhưng đồng nghiệp khác nhắc tới, anh ta lại đồng ý.
Muốn chồng bỏ tật hút thuốc lá, bạn khuyên thế nào anh ta cũng thờ ơ, nhưng người ngoài khuyên anh ta lại lắng nghe.
Thấy con cái không làm bài tập, vừa mắng vừa xoa, dùng cách nào cũng không thay đổi được, trong khi cha mẹ nhà người ta không cần rầy la tiếng nào, đứa nhỏ vừa tan học đã tự giác làm bài.
Những vấn đề mà bạn thấy khó khăn này thường có một điểm chung: nếu giải quyết theo cách “chính diện, cứng nhắc”, nhất định sẽ phản tác dụng, nhưng lại có thể thông qua một “mẹo nhỏ”, chính là dùng “sức ảnh hưởng” để giải quyết.
Vậy làm thế nào để có “sức ảnh hưởng”?
1. Nếu bạn muốn lấy lại quyền chủ động trong cuộc sống, hãy cố gắng phát triển tư duy này.
Năm nay, Mỹ Lệ đã được 35 tuổi. Cô từng là một sếp nữ trẻ tuổi ở công ty. Nhưng sau khi sinh con, cô đã quyết định nghỉ việc, ở nhà chăm con và nội trợ.
Quyết định này khiến cô ấy bận rộn ở nhà tận 3 năm.
Lúc đầu, không còn áp lực công việc, cô ấy cảm thấy rất thoải mái, nhưng rất nhanh sau đó, nhiều vấn đề rắc rối đã lũ lượt kéo tới.
Một mình chăm con, còn phải lo việc nhà, thật sự rất mệt mỏi, có nhiều thứ cô ấy lo không xuể.
Nhiều khi muốn nhờ mẹ chồng giúp, nhưng vừa nhờ thì giữa hai người liền xảy ra mâu thuẫn, cãi cọ, chồng cô ấy đứng giữa cũng rất khó xử.
Thấy con cũng đã lớn, Mỹ Lệ muốn quay lại làm việc, nhưng mẹ chồng lại thốt lên một câu:
“Cô muốn giao con cho bà già này giữ, còn mình phủi tay không lo nữa sao?”
Khi Mỹ Lệ tủi thân phàn nàn với tôi, tôi đã khuyên cô ấy, thay vì sống giận dỗi mỗi ngày, chi bằng bản thân thay đổi, dùng “sức ảnh hưởng” của chính mình để thay đổi bọn họ!
“Sức ảnh hưởng” không phải chỉ được hình thành khi bạn có nhiều tiền và địa vị cao trong xã hội, mà bạn có thể sử dụng các “kĩ năng mềm” gây “sức ảnh hưởng”, tác động lên tính cách của họ và làm thay đổi suy nghĩ của họ.
Tôi cho cô ấy một số gợi ý, và rất nhanh sau đó, cô ấy đã phát hiện ra: Trong gia đình, mục tiêu của mỗi thành viên đều như nhau, đều hi vọng gia đình được hạnh phúc và ngày càng tốt hơn.
Do đó, khi cần giải quyết các mối quan hệ trong gia đình, thay vì nghĩ “tôi” nên làm sao, thì tốt hơn là nên nghĩ “chúng tôi” nên làm gì, đồng thời tìm ra lợi ích chung cho tất cả mọi người.
Mỹ Lệ cũng không cố chấp đòi đi làm nữa, mà chỉ nhẹ nhàng thương lượng với chồng:
“Chồng à, giờ con mình cũng đã lớn rồi, một mình anh phải kiếm tiền nuôi cả nhà thật sự rất mệt. Em không muốn để anh chịu khổ một mình, em cũng muốn khi anh cảm thấy mệt, có thể trở thành chỗ dựa cho anh.”
Mỗi lần nghe Mỹ Lệ nói như vậy, chồng cô ấy rất xúc động. Anh ta bắt đầu chậm rãi giải thích cho mẹ chồng hiểu. Rằng nếu cô đi làm trở lại, điều kiện sống của gia đình sẽ tốt hơn.
Sau đó, mẹ chồng và chồng đều vui vẻ đồng ý với cô ấy.
2. Trong gia đình không cần quá “tự lập”, trong công ty không cần quá “mạnh mẽ”
Sau này, Mỹ Lệ đã áp dụng “sức ảnh hưởng” vào trong việc phỏng vấn.
Không giống những ứng viên khác chỉ thể hiện thành tích, khả năng, kinh nghiệm, Mỹ lệ phân tích kĩ càng trong việc xác định lợi ích của cả hai bên:
“Tôi có thể mang đến lợi ích gì cho công ty?
Sức hấp dẫn của tôi là gì?
Tại sao công ty cần nên chọn tôi?”
Cuối cùng, cô ấy được một công ty nước ngoài tuyển vào làm với mức lương hàng tháng trên 30 triệu.
Thế nên, muốn thực sự thay đổi được một người, dùng “sức ảnh hưởng” sẽ tốt hơn nhiều là mệnh lệnh.
Không phải lúc nào cũng nên “lấy cứng đối cứng”, khó khăn có nhiều dạng thì biện pháp cũng có nhiều loại, dùng cách làm cứng rắn hay mềm mỏng, mong bạn đủ sáng suốt lựa chọn.
Hoàng là bạn thân của tôi, cũng là giám đốc điều hành công ty.
Nhìn cậu ta hiện giờ, hiếm có người có thể tưởng tượng được rằng, trước đây cậu ta từng là một nhân viên quèn, bị ông chủ sa thải không thương tiếc.
Bởi vì là bạn thân, quãng thời gian khó khăn đó của cậu ấy, tôi hiểu rất rõ.
Hoàng là người có tính độc lập cao, nên dù chuyện khó khăn đến đâu, cậu ta cũng luôn tự mình tìm cách giải quyết. Mọi người đã quen với tác phong làm việc này của cậu ta, nên khi xảy ra sơ sót, ông chủ thì bảo cậu ta tự giải quyết, đồng nghiệp cũng “nhìn” cậu ta tất bật chạy ngược chạy xuôi, đối tác có yêu cầu gì cũng thẳng thắn bắt cậu ta làm bằng được.
Áp lực từ công việc khiến cậu ta hoàn toàn sụp đổ. Sau đó, cậu ấy vô tình đọc được câu chuyện về thẩm phán Do Thái đầu tiên ở Hoa Kỳ cùng câu nói nổi tiếng của bà:
“Hãy đấu tranh vì những chuyện bạn quan tâm, nhưng theo cách khiến người khác để ý và muốn tham gia.”
Thế là cậu ấy nhận ra: Mình luôn gặp khó khăn là vì luôn xử lí vấn đề theo cách đơn độc và chính diện.
Mà ngược lại, có nhiều chuyện, phải dùng thái độ nhẹ nhàng, nhờ người khác giúp đỡ.
Kể từ đó, cậu ta thay đổi phong cách làm việc của mình.
Khi bị sếp nghi ngờ không đủ năng lực, cậu ta không bực dọc nữa mà thay vào đó là học hỏi, cám ơn về lời chỉ dẫn của cấp trên.
Khi gặp khó khăn, cậu ta nhờ đồng nghiệp giúp đỡ, chứ không kiên quyết tự làm một mình nữa.
Khi gặp khách hàng lắm yêu cầu, cậu ta không cố chấp đồng ý và hoàn thành tất cả nữa mà từ tốn giải thích cái nào có lợi cái nào có hại, cũng như mong khách hàng thông cảm suy nghĩ lại đề nghị của cậu ta.
Sau này, không chỉ công việc, mà cuộc sống cậu ấy cũng ngày càng thuận lợi.
3. Không “khó” để học cách tạo ra “sức ảnh hưởng”. Nó là kĩ năng sống cần thiết.
Bạn muốn sống cuộc sống mà bạn muốn, không nhất thiết lúc nào cũng phải như một con nhím, xù gai nhọn để chống lại khó khăn. Lúc nào cũng mạnh mẽ như một con sư tử, luôn thích độc lập hành động.
Đôi lúc, có thể dùng kĩ năng mềm giải quyết. Đối với những người có tính tự lập cao, họ không quen “nhờ vả” người khác. Nhưng thực tế, thỉnh thoảng “nhờ” giúp đỡ cũng không có gì xấu, quan trọng là mục đích bạn nhờ người ta là gì.
Thế nên, muốn tạo ra “sức ảnh hưởng”, không phải lúc nào cũng cần có đủ tiền và quyền, bạn có thể vận dụng EQ hay kĩ năng sống, để thay đổi suy nghĩ người khác, vì lợi ích chung mà cùng hoàn thành công việc. Được như vậy, khó khăn cũng bớt đi rất nhiều.