Tin tức Đời sống - xã hội

Sau bao năm, khoa học đã tìm ra công thức chợp mắt hoàn hảo giúp dân công sở tỉnh táo cả ngày: Đừng bỏ qua kẻo lại làm việc uể oải!

 

Dân công sở thường tận dụng giờ nghỉ trưa để buôn chuyện, đi mua sắm, xem phim,… mà không chợp mắt. Tuy nhiên, bạn sẽ suy nghĩ lại khi biết thói quen này quan trọng đến mức nào.

 

 

Nếu đi du lịch (hoặc sống) tại châu Âu, bạn sẽ quen với việc chợp mắt. Ở hầu hết các quốc gia châu Âu và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, chợp mắt lúc giữa trưa hay đầu giờ chiều là một phần của cuộc sống. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra, chợp mắt một lúc có giúp bạn khỏe hơn và làm việc hiệu quả hơn. Do đó, nhiều công ty như Google hay NASA cũng đã sắp xếp các phòng chợp mắt cho nhân viên được nghỉ ngơi.

“Chợp mắt sẽ giúp mọi người bù lại được quãng thời gian thiếu ngủ và ngủ không ngon”, Shelly Ibach – Chủ tịch và CEO của Sleep Number – cho biết. “Quan trọng là bạn phải chợp mắt vào đầu giờ chiều để không ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm của mình”, bà bổ sung.

Tiến sĩ Sara Mednick – Phó giáo sư ngành Khoa học nhận thức tại ĐH California – cũng đồng tình với ý kiến này. Theo bà, chợp mắt lâu hơn cũng có lợi. Dưới đây là hướng dẫn của tiến sĩ Sara Mednick để bạn có thể chợp mắt đúng cách nhất.

 

Chợp mắt vào lúc nào thì thích hợp?

Sau bao năm, khoa học đã tìm ra công thức chợp mắt hoàn hảo giúp dân công sở tỉnh táo cả ngày: Đừng bỏ qua kẻo lại làm việc uể oải! - Ảnh 1.

Bạn nên chợp mắt từ 20-30 phút, hoặc nhiều hơn nếu được. 60-90 phút là khoảng thời gian chợp mắt hoàn hảo bởi bạn có thể trải qua mọi giai đoạn quan trọng của giấc ngủ. Nhờ vậy, bạn sẽ nhận được tối đa lợi ích từ giấc ngủ. Tuy nhiên, 20 phút cũng rất ổn.

 

Lợi ích của việc chợp mắt là gì?

Sau bao năm, khoa học đã tìm ra công thức chợp mắt hoàn hảo giúp dân công sở tỉnh táo cả ngày: Đừng bỏ qua kẻo lại làm việc uể oải! - Ảnh 2.

Theo các nghiên cứu, chợp mắt có thể giúp làm giảm huyết áp. Nhiều bằng chứng cho thấy, những người thiếu ngủ sẽ có nguy cơ bị trầm cảm, béo phì, tiểu đường. Càng chăm chợp mắt, bạn càng đẩy lùi được những nguy cơ về chuyển hóa năng lượng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người ít khi chợp mắt sẽ dễ mắc bệnh tim. Thiếu ngủ cũng dẫn tới cáu gắt, tức giận, trầm cảm và suy nhược tinh thần.

Do đó, một giấc ngủ ngắn sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn. Nếu ngủ không đủ vào ban đêm, bạn hãy bù lại bằng cách chợp mắt.

 

Chợp mắt có làm gián đoạn giấc ngủ ban đêm không?

Sau bao năm, khoa học đã tìm ra công thức chợp mắt hoàn hảo giúp dân công sở tỉnh táo cả ngày: Đừng bỏ qua kẻo lại làm việc uể oải! - Ảnh 3.

Câu trả lời là: còn tùy vào hoàn cảnh. Nếu bạn chợp mắt từ sớm, điều này sẽ không ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm của bạn. Nếu chợp mắt quá 20 phút vào gần cuối ngày, bạn có thể sẽ mất ngủ vào ban đêm.

Chợp mắt không thể thay thế được cho một giấc ngủ dài. Tuy nhiên, những người ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm sẽ khỏe hơn nếu chợp mắt cả vào ban ngày.

Trẻ con có thể ngủ cả vào ban ngày lẫn ban đêm. Nếu quá mệt mỏi, chúng sẽ trở nên hiếu động và không thể ngủ ngon vào ban đêm. Điều này cũng tương tự ở người lớn.

 

Tại sao chợp mắt có thể cải thiện hiệu quả làm việc?

Sau bao năm, khoa học đã tìm ra công thức chợp mắt hoàn hảo giúp dân công sở tỉnh táo cả ngày: Đừng bỏ qua kẻo lại làm việc uể oải! - Ảnh 4.

Trong một nghiên cứu gần đây đối với học sinh tiểu học ở Trung Quốc, các nhà khoa học đã thấy: những đứa trẻ thường xuyên chợp mắt đủ lâu sẽ có thành tích học tập cao nhất. Chúng cũng là những người hạnh phúc nhất và ít phạm lỗi nhất.

Đối với người lớn, chợp mắt có thể giúp tăng cường khả năng vận động. Không chỉ vận động viên hay nghệ sĩ mới cần điều này. Dù gõ bàn phím, thay lốp xe hay cầm túi đựng thực phẩm, chúng ta đều cần đến sự phối hợp các bộ phận. Một nghiên cứu tại ĐH Harvard cho thấy, người thường xuyên chợp mắt có khả năng vận động tốt như người ngủ đủ 7 tiếng/đêm. Một giấc ngủ ngắn cũng giúp bạn tỉnh táo và sáng tạo hơn.

 

Đối tượng nào không nên chợp mắt?

Sau bao năm, khoa học đã tìm ra công thức chợp mắt hoàn hảo giúp dân công sở tỉnh táo cả ngày: Đừng bỏ qua kẻo lại làm việc uể oải! - Ảnh 5.

Trẻ em ai cũng cần chợp mắt, nhưng người lớn thì khác. Những người không thích chợp mắt sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ thói quen này. Một nghiên cứu về chợp mắt cho thấy, những người này không chỉ cảm thấy khó chịu sau khi tỉnh dậy mà còn suy giảm trí nhớ.

 

Có nên chợp mắt quá lâu không?

Sau bao năm, khoa học đã tìm ra công thức chợp mắt hoàn hảo giúp dân công sở tỉnh táo cả ngày: Đừng bỏ qua kẻo lại làm việc uể oải! - Ảnh 6.

Đây là hiện tượng “chợp mắt bất thường”. Nếu bạn bị trầm cảm, bạn sẽ chợp mắt quá nhiều và quá lâu nhằm tránh tương tác xã hội. Bạn có chợp mắt quá đà nếu bị ốm. Nếu bạn nghi ngờ mình chợp mắt quá lâu vì những lý do trên, hãy đi khám.

 

Nếu phải đi làm thì chợp mắt ở đâu?

Sau bao năm, khoa học đã tìm ra công thức chợp mắt hoàn hảo giúp dân công sở tỉnh táo cả ngày: Đừng bỏ qua kẻo lại làm việc uể oải! - Ảnh 7.

Nếu nơi làm việc của bạn có phòng để chợp mắt, đó là một điều tuyệt vời. Nếu không, hãy chọn một chỗ mà bạn cảm thấy an toàn và thư giãn. Bạn có thể về nhà để chợp mắt, hoặc ngủ trong xe hơi.

 

Chợp mắt có giúp tránh được tình trạng kiệt sức?

Sau bao năm, khoa học đã tìm ra công thức chợp mắt hoàn hảo giúp dân công sở tỉnh táo cả ngày: Đừng bỏ qua kẻo lại làm việc uể oải! - Ảnh 8.

Chợp mắt giúp điều chỉnh cảm xúc và giảm lo âu. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy, não bộ không không thể làm liên tục trong suốt cả ngày. Não sẽ trở nên mệt mỏi, và cách duy nhất để nạp năng lượng cho nó là ngủ vào ban ngày.

 

 

 

Theo Trí thức trẻ/BI