Tin tức Đời sống - xã hội

Không tự mình vượt qua 3 nỗi sợ hãi lớn nhất này, sự nghiệp cả đời sẽ chỉ giậm chân tại chỗ, cứ mãi nghèo mà không hiểu tại sao

 

Muốn thành công, bạn nhất định phải chiến thắng 3 nỗi sợ hãi này. Nỗi sợ thứ nhất là sợ thua cuộc, thứ hai là sợ bị từ chối, và thứ ba, đó là sợ sự thành công của chính mình trong tương lai.

 

Nỗi sợ hãi, nó như một lưỡi dao găm sắc bén cắm sâu vào trong tâm trí của rất nhiều người. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bạn có thể đạt được những mục tiêu hay dự định trong tương lai hay không, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sự nghiệp cũng như những trải nghiệm hạnh phúc trong cuộc sống.

Muốn thành công, bạn nhất định phải chiến thắng 3 nỗi sợ hãi này. Nỗi sợ thứ nhất là sợ thua cuộc, thứ hai là sợ bị từ chối, và thứ ba, đó là sợ sự thành công của chính mình trong tương lai.

 

1. Sợ thất bại

Không tự mình vượt qua 3 nỗi sợ hãi lớn nhất này, sự nghiệp cả đời sẽ chỉ giậm chân tại chỗ, cứ mãi nghèo mà không hiểu tại sao - Ảnh 1.

Hãy tưởng tượng rằng, tất cả mọi người trên thế giới đang đứng trước hai cánh cửa, một cánh cửa thành công, một cánh cửa thất bại, và mỗi người phải lựa chọn cánh cửa mà mình sẽ bước qua. Có thể đảm bảo chắc chắn rằng hầu như sẽ chẳng có ai muốn chọn cánh cửa thất bại cả. Từ thuở nhỏ, người lớn đã dạy chúng ta rằng phải học thật giỏi, phải thật thành công, rằng thành công thì tốt hơn thất bại, rằng kẻ chiến thắng mới là người thành công còn người thua cuộc là một kẻ thảm hại.

Sau nhiều năm, suy nghĩ này đã trở thành một điều hiển nhiên. Thất bại khiến cho ta cảm thấy thất vọng, xấu hổ, nhục nhã, còn thành công mang lại danh dự, sự tự hào, hãnh diện cùng những lời khen ngợi, tôn vinh. Một cách tự nhiên, chúng ta trở nên có ác cảm với sự thất bại, thậm chí trở nên sợ hãi nó. Dấu hiệu của những người sợ thất bại đó là:

Từ chối mọi cơ hội

Trừ khi cảm thấy sự thành công được đảm bảo chắc chắn 100% hoặc không có bất cứ rủi ro nào, những người sợ thất bại sẽ nói không với mọi cơ hội mà cuộc sống mang lại. Kể cả đó có là một cơ hội tốt hay không tốt, những người này đều luôn từ chối, bởi nỗi sợ bị thất bại đã trở nên mạnh mẽ hơn bất kỳ niềm hy vọng thành công nào trong tâm trí.

Sợ thay đổi

Khi đã trở nên quen thuộc với điều gì đó, người sợ thất bại sẽ rất ngại thay đổi và thử nghiệm những thứ mới. Đó là do họ lo lắng rằng sẽ thất bại ở những lĩnh vực, công việc mới mà mình không hiểu rõ.

Bị ám ảnh bởi ý kiến của những người xung quanh

Những người sợ thất bại rất để ý đến ý kiến và những lời nhận xét của mọi người xung quanh. Chúng khiến cuộc sống của chính họ trở nên trì trệ và làm giảm khả năng thành công trong sự nghiệp.

 

2. Sợ bị từ chối

Không tự mình vượt qua 3 nỗi sợ hãi lớn nhất này, sự nghiệp cả đời sẽ chỉ giậm chân tại chỗ, cứ mãi nghèo mà không hiểu tại sao - Ảnh 2.

Hầu hết chúng ta đều muốn được nhìn thấy cái gật đầu của người khác đối với các yêu cầu của mình. Sợ bị từ chối là khi bạn cảm thấy lo lắng một cách quá mức rằng yêu cầu của mình sẽ không được chấp thuận. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn sợ bị người khác đánh giá và chế nhạo. Những người sợ bị từ chối thường sẽ:

Cố gắng hết mức để làm hài lòng người khác. Họ nhận tất cả mọi dự án và công việc được giao do không muốn làm phật ý những người xung quanh.

Chờ người khác đưa ra lời đề nghị thay vì là người chủ động. Người sợ bị từ chối sẽ không có đủ dũng khí để đưa ra các yêu cầu, ví dụ như yêu cầu được tăng lương do e ngại sẽ bị đánh giá.

 

3. Sợ sự thành công của chính mình

Không tự mình vượt qua 3 nỗi sợ hãi lớn nhất này, sự nghiệp cả đời sẽ chỉ giậm chân tại chỗ, cứ mãi nghèo mà không hiểu tại sao - Ảnh 3.

Nghe có vẻ khá buồn cười nhưng sự thực đây là một nỗi sợ có thật mà nhiều người mắc phải.

Có những người rất sợ sự thành công, thậm chí là còn sợ nó hơn cả sự thất bại. Bởi lẽ, thành công tức là phải thay đổi, và nó có thể đem lại sự chú ý không mong muốn từ những người khác. Càng thành công, càng có nhiều người để tâm đến bạn hơn, nhiều người ngưỡng mộ bạn hơn, nhưng cũng càng có nhiều kẻ ganh ghét, đố kỵ hơn.

Một lý do khác khiến mọi người sợ sự thành công đó là, thành công sẽ tạo ra những tiêu chuẩn và kỳ vọng mới cao hơn. Câu hỏi làm sao để quản lý cũng như đạt được những tiêu chuẩn, kỳ vọng này là điều khiến cho rất nhiều người trở nên căng thẳng và bị áp lực. Những người khác sẽ bắt đầu mong đợi nhiều hơn từ bạn, khiến trách nhiệm của bạn ngày một nặng nề hơn.

Đúng vậy, thành công đem lại vinh dự, niềm tự hào và những lời khen ngợi, nhưng đồng thời, nó cũng mang lại sự lo âu và những trách nhiệm hoàn toàn mới.

 

Cách vượt qua nỗi sợ hãi

Mặc dù 3 nỗi sợ này là những thách thức khó vượt qua, nhưng chúng cũng khá phổ biến và có nhiều người mắc phải. Những người thành công cũng phải đối mặt với chúng, nhưng họ không để chúng trở nên quá sức đến nỗi gây ảnh hưởng tiêu cực đến công việc hoặc cuộc sống cá nhân của họ.

Dưới đây là 2 lời khuyên bạn nên tham khảo để vượt qua nỗi sợ của bản thân và tìm được con đường thành công lâu dài cho bản thân và cho sự nghiệp.

1. Biến thất bại thành cơ hội

Không tự mình vượt qua 3 nỗi sợ hãi lớn nhất này, sự nghiệp cả đời sẽ chỉ giậm chân tại chỗ, cứ mãi nghèo mà không hiểu tại sao - Ảnh 4.

Hãy ngừng việc suy nghĩ rằng thứ đối nghịch của thành công là sự thất bại, mà thay vào đó, hãy coi thất bại là đối nghịch của sự cố gắng. Bạn thất bại tức là bạn chưa đủ cố gắng, vì vậy hãy đứng dậy thử lại một lần nữa bằng tất cả tài năng và sự nỗ lực mà mình có.

Điều thứ hai đó là hãy học cách chấp nhận thất bại, và cảm thấy thoải mái hơn với sự hiện diện của nó. Thất bại là điều không thể thiếu trên con đường đi đến thành công.

 

2. Không để việc bị từ chối chiếm lĩnh tâm trí

Không tự mình vượt qua 3 nỗi sợ hãi lớn nhất này, sự nghiệp cả đời sẽ chỉ giậm chân tại chỗ, cứ mãi nghèo mà không hiểu tại sao - Ảnh 5.

Hãy thử mong đợi việc bị từ chối. Ai trong số chúng ta cũng đều có lần bị khước từ cả, vì vậy, mong đợi rằng mình sẽ bị từ chối sẽ khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Hãy can đảm sống với con người thật của mình. Sẽ có những lúc bạn làm người khác thất vọng, nhưng bạn cần phải sống cho bản thân mình.

Và cuối cùng, tránh xa những người ích kỷ. Không phải ai cũng sẽ tôn trọng ước mơ, mục tiêu và lựa chọn của bạn. Hãy xây dựng mối quan hệ với những người có thể hỗ trợ và luôn đánh giá cao bạn, điều này sẽ giúp bạn trở nên thành công.

Và quan trọng nhất là, hãy tôn trọng hạnh phúc của chính bạn. Không ai khác trên thế giới này có thể hạnh phúc thay cho bạn, vì vậy, hãy để đầu óc được thư giãn, mở mang, hãy cho bản thân một cơ hội mới. Thế giới ngoài kia có vô cùng nhiều thử thách nhưng cũng có không ít những điều đẹp đẽ và trân quý mà bạn không nên bỏ lỡ chỉ vì những nỗi sợ hãi do chính mình tự đặt ra.

 

 

Theo Trí thức trẻ