Tin tức Đời sống - xã hội

Cho dù đầu ông chủ “có sỏi”, cũng không thể ngăn cản được nhân viên bỏ việc một khi lòng đã quyết: Những ẩn ức bất ngờ!

 

Khi bạn nhận thấy các nhân viên đang lũ lượt rời đi, hãy kiểm tra ngay chế độ đãi ngộ tại công ty của bạn. Có lẽ một trong những lý do chính khiến bạn mất đi những nhân viên giỏi là vì không có đủ động lực để họ làm việc một cách hiệu quả và năng suất.

 

Cho dù đầu ông chủ "có sỏi", cũng không thể ngăn cản được nhân viên bỏ việc một khi lòng đã quyết: Những ẩn ức bất ngờ!

Theo nghiên cứu năm 2019 của Mercer – Công ty tư vấn nguồn nhân lực lớn nhất thế giới, một phần ba trong tất cả các nhân viên mới dự định sẽ nghỉ việc trong 12 tháng tới. Đây là một con số khổng lồ và cao hơn nhiều so với thế hệ trước chúng ta. Môi trường làm việc, mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp đều ảnh hưởng đến việc nhân viên có muốn theo đuổi công việc đó nữa không. Và bạn, với tư cách của một chủ doanh nghiệp hay người quản lý, sẽ cần phải tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ không muốn gắn bó với công ty của mình trước khi tìm cách giữ chân họ.

Dưới đây là những lý do hàng đầu dẫn tới quyết định nghỉ việc của nhân viên.

 

Mất cân bằng công việc – cuộc sống

Theo chia sẻ một người đồng gây dựng Washington Post, cô biết mình sẽ phải nghỉ việc và 2 tháng sau cô nghỉ thật.

Điều gì khiến họ từ bỏ vị trí của mình?

Đó có thể là vì họ không có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Khi bạn vừa có trách nhiệm với gia đình vừa phải duy trì công việc, bạn sẽ phải tìm ra cách cân bằng. Nếu không, mọi thứ sẽ rối lên và bạn chẳng có cách nào khác ngoài việc lựa chọn trách nhiệm hơn là công việc.

Đây có thể là một lý do chủ quan, nhưng bạn vẫn có thể tác động tích cực bằng cách quan tâm đến đời sống của nhân viên và có bộ phận chăm lo tốt cho họ.

 

Qúa nhiều áp lực hoặc chẳng có áp lực nào cả

Rất nhiều nhân viên nghỉ việc bởi vì công việc quá áp lực hoặc chẳng có áp lực gì cả. Nghe có vẻ trái ngược, nhưng sự thực là quá nhiều áp lực sẽ gây mệt mỏi, trong khi công việc quá buồn tẻ, thiếu thử thách lại gây ra sự chán nản. Cả hai đều dẫn tới ý định nghỉ việc của nhân viên.

 

Không thăng tiến trong thời gian dài

Một trong những lý do chính khiến mọi người bỏ cuộc là khi họ không có bất kỳ sự thăng tiến nào trong thời gian dài.

Khi không có cơ hội phát triển hoặc thăng tiến lên các vị trí được trả lương cao hơn, nhiều người sẽ không còn tìm thấy bất kỳ sức hút nào để ở lại công ty. Vậy là, bạn cần phải rà soát công tác nhân sự và đánh giá lao động của mình.

 

Quản lý yếu kém

Khi bạn làm việc trong một dự án đáng thèm muốn, bạn cần có một người quản lý tuyệt vời. Họ phải là chuyên gia về giao tiếp và truyền thông, gắn kết mọi người trong đội nhóm vào mục tiêu chung.

Nhưng không may là, vẫn có không ít người quản lý không được đào tạo chuyên nghiệp để giải quyết vấn đề ở cấp quản lý. Việc thiếu giao tiếp và quá nhiều kỳ vọng có thể khiến cả nhân viên lẫn sếp rơi vào trạng thái bất mãn trong môi trường làm việc.

 

Môi trường làm việc độc hại

Nếu bạn là một ông chủ đang suy nghĩ đến việc làm thế nào để tránh mất nhân viên, có lẽ bạn nên kiểm tra lại môi trường làm việc mà bạn đang xây dựng cho nhân viên. Những yếu tố có thể khiến cho môi trường làm việc độc hại là:

– Xung đột giữa các cá nhân

– Văn phòng nhiều tin đồn

– Không có sự động viên tích cực

– Không thưởng phạt công minh

Những điều này có thể khiến nhân viên giỏi ngừng cố gắng. Họ nghỉ việc để tìm một nơi tốt hơn để làm việc và phát triển. Do đó, là một người sử dụng lao động, bạn hãy cố gắng tạo ra một môi trường làm việc tích cực và có các hình thức khen thưởng linh hoạt mà không chăm chăm vào việc trừng phạt.

 

Chế độ đãi ngộ không phù hợp

Nếu bạn là một quản lý, bạn nên biết rằng nhân viên luôn tìm kiếm động lực để làm việc hiệu quả. Đó là lý do tại sao nên có những ngày nghỉ phép, tăng lương hoặc thưởng.

Khi bạn nhận thấy các nhân viên đang lũ lượt rời đi, hãy kiểm tra ngay chế độ đãi ngộ tại công ty của bạn. Có lẽ một trong những lý do chính khiến bạn mất đi những nhân viên giỏi là vì không có đủ động lực để họ làm việc một cách hiệu quả và năng suất.

 

Lợi ích mà không ích lợi

Nếu bạn đang cung cấp cho nhân viên những lợi ích lẻ tẻ để ngăn họ ra đi, thì nó sẽ không ích lợi gì. Nhân viên biết những gì họ xứng đáng được nhận, như bảo hiểm y tế phù hợp, ngày nghỉ phép, giờ làm việc linh hoạt, chế độ thai sản…

 

Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp

Một trong những lý do khiến nhân viên giỏi nghỉ việc là vì họ phải thay đổi mục tiêu nghề nghiệp. Nếu họ thấy rằng công việc này không vừa ý, họ sẽ đi tìm những cơ hội khác.

Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể thuyết phục họ ở lại, đó là nâng cao kỹ năng cho họ, để họ tiến tới nấc thang cao hơn trong sự nghiệp. Điều này sẽ phù hợp với những cá nhân có hiệu suất làm việc cao.

 

Tổng kết

Có rất nhiều lý do dẫn tới nhân viên nghỉ việc. Là một người chủ lao động, hãy cố gắng cải thiện mối quan hệ của bạn với nhân viên. Hãy nhớ hỗ trợ và tôn trọng nhu cầu cũng như công việc của họ.

 

 

Theo Trí thức trẻ