Tin tức Đời sống - xã hội

7 câu hỏi bạn nhất định phải tự hỏi mình ít nhất một lần: Tìm được câu trả lời, sống một đời ý nghĩa!

 

Nhiều lúc bạn không hề nhận ra, mục đích sống trên đời thật ra rất đơn giản, đó là sống một cuộc đời có mục đích.

 

 

Một ngày nọ, người anh trai 18 tuổi của tôi bước vào phòng khách và nói với mẹ rằng: “Một ngày nào đó, con sẽ trở thành thượng nghị sĩ”.

Trong 15 năm tiếp theo, mục đích trở thành thượng nghị sĩ đã ảnh hưởng đến mọi quyết định của anh: học môn gì, sống ở đâu, chơi với ai và thậm chí là làm gì vào cuối tuần và ngày nghỉ.

Cuối cùng thì sau nhiều nỗ lực, anh ấy đã trở thành lãnh đạo của một đảng chính trị khá có tiếng nói ở thành phố, là thẩm phán trẻ nhất bang và hi vọng sẽ sớm tham gia vận động tranh cử lần đầu.

Những người xác định được mục đích của mình từ sớm như anh ấy rất hiếm gặp. Đa phần chúng ta không biết mình đang sống vì cái gì. Chúng ta mất rất nhiều thời gian chỉ để tìm lời giải cho những câu hỏi như: “Tôi muốn làm gì?”, “Tôi thích gì, đam mê của tôi là gì?”, “Điểm yếu của tôi là gì?”. Tôi nhận được không ít mail của những người từ 40 đến 50 tuổi chia sẻ rằng họ vẫn chưa tìm được mục đích sống của mình.

Sự thật là, chúng ta không phải những sinh vật được lập trình sẵn. Ta tự lập trình cuộc đời mình và những gì ta làm sẽ quyết định ta là ai. Vì vậy, thay vì hỏi: “Mục đích sống của tôi là gì?”, hãy hỏi một câu chuẩn xác hơn: “Tôi có thể làm gì đó quan trọng với thời gian của mình?”.

 

Bạn thích loại bánh mỳ chán ngắt nào?

Đây thật sự là một câu hỏi quan trọng, bởi các thầy cô ở trường thường quên dạy bạn một điều: Đôi khi cuộc sống vô cùng khó khăn.

Cái gì cũng có giá của nó. Để có thể đạt được mong ước của mình, bạn cũng nên tự hỏi rằng: “Mình có sẵn sàng hi sinh để đạt được đến thành công hay không?”. Bạn càng hy sinh nhiều cho một thứ, bạn sẽ càng có thể gắn bó với nó.

Nếu bạn muốn trở thành một người khởi nghiệp thành công, bạn cần phải vượt qua thất bại. Nếu bạn muốn trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp, bạn cần chấp nhận được việc tác phẩm của mình sẽ bị từ chối.

Điều mà bạn sẵn sàng từ bỏ sẽ đem lại cho bạn lợi thế cạnh tranh, bởi bạn dám làm điều người khác không dám.

 

Bạn đam mê điều gì lúc 8 tuổi?

Lãng phí thời gian tìm mục đích sống, chẳng thà hãy sống có ý nghĩa hơn: Trả lời thật lòng 7 câu hỏi sau để biết sống sao cho không thẹn với lòng! - Ảnh 2.

 

Khi còn nhỏ, tôi thích viết truyện. Tôi thường ngồi trong phòng mình và viết về đủ mọi loại chủ để, từ người ngoài hành tinh, siêu nhân cho đến gia đình và bạn bè quanh tôi. Tôi viết để gây ấn tượng với cha mẹ và cô giáo của mình. Đó thực sự là một niềm hạnh phúc lớn lao.

Sau đó một thời gian, tôi không còn viết nữa, tôi cũng không rõ tại sao.

Chúng ta thường quên mất những gì chúng ta thích làm khi còn nhỏ. Có thể là do áp lực từ những người xung quanh, áp lực công việc, cuộc sống đã kéo chúng ta đi. Chúng ta được dạy rằng, hãy làm việc gì đó đem lại phần thưởng hậu hĩnh.

Phải đến năm 25 tuổi, tôi mới cầm bút trở lại. Đến lúc này, tôi mới nhận ra rằng mình thích viết đến mức nào. Và tôi cũng phát hiện ra mình thích việc thiết kế website khi bắt đầu công việc kinh doanh.

Nếu tôi lúc 8 tuổi hỏi tôi lúc 20 tuổi rằng “Tại sao cậu không viết nữa?”, có lẽ tôi sẽ trả lời rằng: “Bởi vì tôi viết không giỏi” hay “Tôi không thể sống bằng nghề đó”. Cậu bé 8 tuổi đó chắc sẽ òa lên khóc vì những lý do đó không đủ thuyết phục. Cậu chỉ muốn vui vẻ – và đó chính là nơi đam mê bắt đầu.

 

Điều gì khiến bạn quên ăn, quên ngủ?

Lãng phí thời gian tìm mục đích sống, chẳng thà hãy sống có ý nghĩa hơn: Trả lời thật lòng 7 câu hỏi sau để biết sống sao cho không thẹn với lòng! - Ảnh 3.

 

Chắc hẳn, đã có lúc bạn tập trung làm một điều gì đó đến mức quên cả ăn tối. Tôi đã từng chơi game đến quên hết tất cả, quên cả sinh hoạt thường ngày, quên cả học cả thi.

Phải đến mãi sau này, tôi mới nhận ra được rằng, thứ thực sự hấp dẫn tôi là sự tiến bộ, là việc làm thật giỏi một thứ gì đó và ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhận ra điều này, tôi áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, vào việc kinh doanh, vào công việc viết lách, và nó đã mang đến cho tôi những thành công vang dội.

Có lẽ với bạn, đó là những thứ khác. Dù nó là gì đi nữa, đừng chỉ nhìn vào cái vỏ của công việc mà bạn đang thực hiện, hãy đi sâu và hiểu bản chất của vấn đề. Chính những điều cốt lõi này, khi được áp dụng ở những công việc hữu ích hơn, sẽ mang đến những thành công vang dội cho bạn.

 

Làm thế nào để khiến tự làm xấu bản thân theo chiều hướng tốt?

Trước khi bạn giỏi một thứ gì, hiển nhiên là sẽ có lúc bạn lúng túng vì không làm được việc và cảm thấy xấu hổ. Ai cũng sợ mất mặt vì phạm sai lầm, nhưng nếu không phạm sai lầm, bạn sẽ không bao giờ tiến bộ.

Ngay bây giờ, có lẽ bạn đang muốn làm một điều gì đó, nhưng bạn không thể thực hiện được. Nếu lý do là “Điều này sẽ ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình tôi”, nó hoàn toàn chính đáng. Nhưng nếu lý do của bạn là “Ba mẹ tôi sẽ không thích điều đó” hay “Nếu tôi thất bại, tôi sẽ trông như thằng ngốc” thì thật sự bạn đang bỏ qua những điều bạn quan tâm vì một nỗi sợ vô hình. Sự mềm yếu chính là nguyên nhân khiến bạn lúng túng.

Để đạt được những điều chúng ta muốn, bạn phải tăng cường sự tự tin vào bản thân. Đừng sợ những lời đàm tiếu bên ngoài. Đứng sợ đưa ra những quyết định sai lầm, ngu ngốc.

 

Làm thế nào để cứu thế giới?

Lãng phí thời gian tìm mục đích sống, chẳng thà hãy sống có ý nghĩa hơn: Trả lời thật lòng 7 câu hỏi sau để biết sống sao cho không thẹn với lòng! - Ảnh 5.

 

Gần đây, trên thế giới có rất nhiều chuyện tồi tệ đang diễn ra, đe dọa đến tất cả mọi người. Khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, bạo lực gia đình, chiến tranh leo thang. Khi thấy những vấn đề này, tôi rất bực tức và chỉ muốn làm điều gì đó để chấm dứt tất cả.

Không ai trong chúng ta là không cảm thấy bất bình trước sự bất công. Hãy tìm một vấn đề làm bạn bận tâm và bắt tay vào giải quyết. Tất nhiên, bạn không thể nào giải quyết được toàn bộ vấn đề, nhưng nỗ lực sẽ tạo nên sự khác biệt. Cảm giác tạo ra sự khác biệt chính là điều quan trọng nhất để ta cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn hơn.

 

Nếu phải rời nhà cả ngày, bạn sẽ đi đâu, làm gì?

Kẻ thù lớn nhất của con người chính là sự tự bằng lòng. Bạn để cho những thói quen, tiện nghi làm mình xao lãng, và vì thế, cuộc sống của bạn chẳng có gì mới mẻ.

Chúng ta không thể biết được mình muốn gì nếu không ra ngoài và làm một thứ gì đó. Cứ ra ngoài, thử nghiệm và phạm sai lầm, bởi không ai có thể biết chính xác được mong muốn và khả năng của mình nếu không bắt tay vào làm.

Hãy tự hỏi bản thân, nếu có ai đó bắt ép bạn phải ra ngoài, hãy suy nghĩ xem bạn sẽ làm gì cả ngày hôm đó? Đừng trả lời là bạn sẽ đi uống cà phê và lướt Facebook, vì vốn dĩ bạn đang làm những điều đó rồi. Tại sao không đăng ký một lớp học nhảy, tham gia câu lạc bộ sách, học thêm kỹ năng gì đó? Hãy làm bất kỳ thứ gì mà bạn có thể nghĩ ra, bạn sẽ khám phá được chính mình qua việc đó.

 

Nếu chỉ còn một năm để sống, bạn sẽ làm gì? Bạn muốn mọi người nhớ đến mình như nào?

Lãng phí thời gian tìm mục đích sống, chẳng thà hãy sống có ý nghĩa hơn: Trả lời thật lòng 7 câu hỏi sau để biết sống sao cho không thẹn với lòng! - Ảnh 7.

 

Hầu hết chúng ta đều không thích nghĩ về cái chết, vì nó làm ta hoảng sợ. Tuy nhiên, cái chết sẽ khiến chúng ta nhận ra đâu mới là điều thật sự quan trọng đối với mình. Nếu chỉ còn một năm để sống, bạn sẽ làm gì? Bạn muốn người ta nhớ đến bạn như thế nào?

Bạn sẽ để lại gì cho đời? Mọi người sẽ kể những câu chuyện gì về bạn khi bạn ra đi? Cáo phó của bạn sẽ nói về cái gì? Có gì để viết trên đó không? Nếu không, bạn thích nó sẽ nói về điều gì? Làm sao bạn có thể bắt đầu những việc đó ngay từ hôm nay?

Khi mọi người sống mà không có phương hướng hay mục đích, đó là bởi vì họ không biết điều gì là quan trọng đối với mình, không hiểu rõ giá trị của bản thân. Khi đó, họ sẽ lấy sống theo chuẩn mực của người khác và tự khiến mình bị áp lực, mệt mỏi.

Vì thế, hãy cố gắng trả lời hết những câu hỏi này để có được đáp án mà bạn cần nhất: Bạn đang sống vì điều gì?

Bài chia sẻ của Mark Manson – một blogger và doanh nhân tự thân người Mỹ. Anh cũng là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy về đời sống tinh thần con người.

 

 

Theo Trí thức trẻ/Mark Manson