Tin tức Kinh doanh - Tài chính

Tại sao “danh sách đen” trở thành vũ khí mạnh tương đương thuế quan và được Mỹ, Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều?

 

Danh sách đen là một phần mà những gì phe diều hâu ở cả 2 chính phủ coi là một cuộc chiến mang tính thế hệ để giành lấy uy quyền về kinh tế và công nghệ trong thế kỷ 21.

 

Thuế quan không phải vũ khí duy nhất trong chiến tranh thương mại. Hiện tại, Mỹ và Trung Quốc đang chuyển sang sử dụng “danh sách đen” để hạn chế các hoạt động kinh tế của một số công ty nước ngoài. Dù những động thái như vậy thường được hai bên chính phủ nói rằng là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng ngày càng được triển khai như một công cụ chính sách để có được đòn bẩy trong các cuộc đàm phán thương mại.

 

1. Điều này đã diễn ra ở đâu?

Tuần trước, tổng thống Donald Trump đã đưa hơn 10 công ty của Trung Quốc vào “danh sách thực thể” của Bộ Thương mại. Đây là một danh sách nhằm hạn chế việc mua phần mềm và linh kiện của Mỹ. Chính phủ Trung Quốc cũng đang xem xét cách đáp trả với một danh sách đen của mình. Việc sử dụng những quy định hạn chế về thương mại để đáp trả nhau cũng được Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng. Hai quốc gia châu Á này đưa ra danh sách đen nhằm trả đũa cho những mâu thuẫn đã có từ khi Nhật Bản là thuộc địa của bán đảo Triều Tiên.

 

2. Những công ty nào nằm trong danh sách đen của Mỹ?

Công ty nổi tiếng nhất trong danh sách này là Huawei – công ty viễn thông lớn của Trung Quốc, dẫn đầu cả thế giới về công nghệ 5G. Gần đây, Mỹ cũng đưa thêm 28 công ty Trung Quốc – trong đó có 8 “gã khổng lồ” công nghệ, với cáo buộc vi phạm nhân quyền. Các công ty này gồm 2 nhà sản xuất camera giám sát lớn nhất thế giới, là Hikvision Digital Technology và Dahua Technology, cùng các công ty AI – SenseTime và Megvii Technology.

 

3. Bị đưa vào danh sách đen có nghĩa là gì?

Những công ty bị liệt vào danh sách này sẽ không được phép kinh doanh với các công ty Mỹ mà không có giấy phép của chính phủ Mỹ. Theo Cục Công nghiệp và An ninh Mỹ, mục tiêu của danh sách này có thể là “các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính phủ và tư nhân, các cá nhân và những pháp nhân khác”.

 

4. Mục đích của danh sách này là gì?

“Danh sách thực thể” được tạo ra vào năm 1997 nhằm xử phạt các công ty từng tham gia vào việc chế tạo vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Danh sách này đã được mở rộng để đưa thêm các hoạt động được coi là vi phạm an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ.

 

5. Trung Quốc phản ứng như thế nào?

Nước này cũng lập một danh sách đen cho các công ty, tổ chức nước ngoài và những người họ gọi là “thực thể không đáng tin”. Những yếu tố này được cho là “gây thiệt hại nghiêm trọng về quyền lợi hợp pháp” đối với các công ty Trung Quốc, vì không tuân thủ các quy tắc thị trường, vi phạm hợp đồng hoặc cắt nguồn cung với các lý do không liên quan đến thương mại. Trung Quốc đã mở một cuộc điều tra đối với FedEx do công ty này vận chuyển một số bưu kiện của Huawei sai địa điểm và cam kết sẽ trả đũa chính quyền ông Trump vì các lệnh trừng phạt liên quan đến vấn đề nhân quyền.

 

6. Tại sao hai nước tăng cường sử dụng danh sách đen? 

Đây là một phần mà những gì phe diều hâu ở cả 2 chính phủ coi là một cuộc chiến mang tính thế hệ để giành lấy uy quyền về kinh tế và công nghệ trong thế kỷ 21. Chính phủ Trung Quốc đã tận dụng nguồn lực khổng lồ trong nước để hỗ trợ các chính sách công nghiệp như “Made in China 2025” và một chiến lược phát triển năm 2017, với tham vọng đưa đất nước trở thành trung tâm của sự đổi mới về của thế giới vào năm 2030. Chính quyền Trump coi đây là mối đe doạ về an ninh và kinh tế quốc gia, do đó họ đã nỗ lực kiềm chế tham vọng trỗi dậy của Trung Quốc.

 

 

Theo Trí thức trẻ/Bloomberg