Cẩm nang nghề nghiệp
Sếp cực kỳ ghét nhân viên sở hữu 5 khuyết điểm sau: Đây là lý do khiến sự nghiệp của bạn mãi đì đẹt
Nếu không cố gắng thay đổi bản thân thì mãi mãi sự nghiệp của bạn không bao giờ nhận được những cơ hội thăng tiến.
Bạn xem 5 khuyết điểm sau ở một người nhân viên mà sếp cực kỳ ghét là những khuyết điểm nào nhé, cùng nhau rũ bỏ khuyết điểm đó để có một sự nghiệp tươi sáng hơn.
Thích đi đòi sự công bằng
Những người không có năng lực làm việc lại có sở thích ngược đời là thích đi tìm sự công bằng, bản thân lúc nào cũng cảm thấy chịu nhiều oan ức, cho nên cực kỳ thích thú đứng ra đòi công bằng cho mọi người trong đó có bản thân mình. Họ thường mang kết quả ra so sánh đi so sánh lại, cho rằng bản thân lúc nào cũng nghĩ mình gặp phải toàn chuyện bất bình, còn những người khác toàn được sếp đối đãi tử tế.
Sau đó họ tự đi tìm nhà lãnh đạo để nói chuyện phải trái. Kết quả là càng tìm sếp thì mọi chuyện càng rối tung lên, bản thân đã không có năng lực rồi tự bản thân lại làm mất đi sự tôn trọng mà nhà lãnh đạo dành cho.
Dân công sở cần ghi nhờ rằng nếu bạn gây rắc rối cho sếp thì chắc chắn họ sẽ gây khó khăn cho bạn trong quá trình làm việc. Vì vậy hãy cố gắng làm việc thật tốt, mình có năng lực ắt nhà lãnh đạo sẽ nhìn ra.
Thường xuyên tố giác người khác trước mặt sếp
Nhiều người thường dùng phương pháp này để đi nịnh bợ sếp của mình, họ luôn nói với sếp về những chuyện của các đồng nghiệp khác, nói người khác làm gì, làm như thế nào, nói những người khác không trung thành với các nhà lãnh đạo như thế nào…
Trên thực tế làm những điều đó chính là tự mình đi bán danh dự của mình. Bạn cần suy nghĩ một chút, bạn có thể nói về tình trạng của người khác với sếp, bạn có thể vạch trần việc làm của những người khác, nhưng những việc mà bạn kể liệu có giúp ích được cho công việc của mình hay không?
Nhà lãnh đạo thường cảm thấy không thích những kiểu người như vậy, bề ngoài có vẻ như đối xử với bạn rất tốt, nhưng thực tế chỉ lợi dụng bạn mà thôi. Cho nên mọi người không nên nhúng vào những sai lầm như vậy, cần phải sửa ngay những khuyết điểm này bằng không sớm muộn bạn cũng bị sa thải.
So bì tị nạnh thái độ của người khác đối với mình
Công sở là một nơi cực kỳ phức tạp, là nơi mà mọi người hay so sánh cuộc sống hàng ngày của chính họ, so sánh những việc mình làm với người khác làm. Vậy tại sao lại có thái độ so bì tị nạnh? Bởi một số người nào đó cho rằng thái độ của những đồng nghiệp khác không tốt đối với mình, cho nên lúc nào cũng thích đi tranh luận với mọi người ai đúng ai sai, luôn muốn mọi người phải đối xử tốt với mình hơn một chút.
Trên thực tế, trong lòng của người khác không có những kiểu người hay đi so bì, họ không tôn trọng những người như vậy, bạn có nói nhiều như thế nào cũng chẳng có tác dụng gì. Có thể trước mặt bạn họ nói vài ba câu khiến bạn hài lòng, nhưng thực chất không thể thay đổi được cái nhìn không tôn trọng dành cho bạn. Chính vì vậy cái tính xấu này bạn cần phải bỏ để tránh bị chịu thiệt thòi, mới được tập thể nhìn nhận khác về bạn, mới tạo dựng được mối quan hệ với mọi người… Mới có cơ hội để phát triển sự nghiệp.
Không biết phân biệt đúng sai
Nhiều người luôn vướng vào vấn đề này. Họ muốn làm cho mọi thứ rõ ràng, họ thích phân biệt mọi chuyện đúng sai, luôn muốn đem sự nhận thức của bản thân để so sánh với trình độ nhận thức của người khác, muốn người khác thừa nhận kiến thức của mình.
Một người có trình độ chuyên môn cao không bao giờ đi làm những việc vô bổ đó. Mọi việc đều có cách giải quyết không cần thiết phải làm quá lên như thế. Đúng và sai không quá quan trọng, vấn đề quan trọng là năng lực làm việc thực sự của bạn. Có thể làm mọi việc rõ ràng đúng và sai thì kết quả là bạn đã đắc tội với tất cả đồng nghiệp và đáng sợ hơn là đắc tội với nhà lãnh đạo của bạn, như vậy hậu quả bạn là người chịu thiệt thòi.
Khi gặp khó khăn thì tránh mặt
Vấn đề này là nguyên nhân sâu xa nhất cản trở con đường đến thành công của một người. Rất nhiều người khi gặp chút khó khăn đã vội vàng nản, không muốn tìm ra phương pháp để giải quyết vấn đề, cũng không muốn tìm cách để bước qua, mà lại né tránh vấn đề.
Sự thăng tiến của một người nhất định là quá trình giải quyết vấn đề từng bước từng bước một. Nếu bạn không tự đi tìm hiểu tìm ra cách giải quyết vấn đề bạn sẽ mãi chỉ là con rùa rụt đầu, không tiến bộ được, không bao giờ thăng tiến trong sự nghiệp, cho dù nếu có được thăng chức một chút cũng chẳng có chút ý nghĩa nào. Vì vậy hãy sửa đổi ngay khuyết điểm này, hãy đối mặt với khó khăn, bước đến thành công.
Theo Trí Thức Trẻ