Cẩm nang nghề nghiệp
Mẹo nhỏ giúp bạn giữ liên lạc với nhà tuyển dụng
Không ít người cảm thấy hứng thú với công ty mình thực tập và mong muốn giữ liên lạc với lãnh đạo để có thể cân nhắc và tuyển dụng vào làm việc chính thức. Tuy nhiên, làm thế nào có thể kiên trì kết nối và tạo được thiện cảm với họ một cách chuyên nghiệp nhất? Dưới đây là những mẹo nhỏ dành cho bạn!
1. Kênh liên lạc
Mỗi người sẽ thích giao tiếp, trao đổi trên từng công cụ xã hội khác nhau. Trong thời gian làm việc với sếp, bạn hãy chịu khó để ý đâu là kênh giao tiếp dễ dàng và tốt nhất với họ như email hay điện thoại, Facebook hay Skype…hay họ là người thích nói chuyện trực tiếp hơn.
Ở giai đoạn đầu chủ động kết thân, email trở thành công cụ hữu hiệu và dễ dàng cho bạn bày tỏ mong muốn của mình. Email mang đến cảm giác trang trọng, nghiêm túc và ai cũng thoải mái tiếp nhận. Bạn chỉ nên soạn Email khoảng 5 câu vì những người bạn đang nói chuyện đều vô cùng bận rộn.
Trong thời gian làm việc với sếp, bạn hãy chịu khó để ý đâu là kênh giao tiếp dễ dàng và tốt nhất với họ
2. Chăm sóc
Các ứng viên sẽ có tâm lý các sếp đều bận nên tập trung trao đổi những gì cần thiết nhất. Vì vậy, họ có xu hướng nghĩ đến nhu cầu của bản thân nhiều hơn như hỏi về các cơ hội việc làm và khả năng giúp đỡ của đối phương.
Nhiều người sẽ cảm thấy khó chịu vì điều này, với kinh nghiệm của mình, chắc chắn họ sẽ nhận ra động cơ, mục đích của bạn là gì. Hãy giao tiếp với sếp một cách chân thành và dần tạo nên mối quan hệ thân thiết bằng cách kể họ nghe về những hoạt động mới mẻ, những thành tích, những điều thú vị bạn đang làm.
Họ sẽ rất vui nếu bạn để ý đến những niềm vui nhỏ của họ và gửi lời chúc mình. Một lời khen thật lòng và lời hỏi thăm đúng lúc luôn là bí quyết để phát triển các mối quan hệ.
3. Nhắc khéo
Nhiều ứng viên sẽ thường xuyên nhắc nhở sếp vì sợ họ lãng quên. Điều này hoàn toàn đúng, mỗi năm bạn nên “nhắc khéo” từ 2 – 3 lần để thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng. Bạn nên tranh thủ các mùa tuyển dụng trong năm để nắm bắt đúng thời điểm vàng của đơn vị đó, hãy gửi email ngắn gọn với ngụ ý “nếu có công việc phù hợp, đừng quên ứng viên tốt như tôi”.
Hãy gửi email ngắn gọn với ngụ ý “nếu có công việc phù hợp, đừng quên ứng viên tốt như tôi
4. Không qua cầu rút ván
Sai lầm lớn nhất của nhân viên cũ là ra đi không mấy êm đẹp, bạn sẽ mất khá nhiều cơ hội nếu đánh mất đi các mối quan hệ. Vì vậy, hãy cố gắng tạo thiện cảm với đồng nghiệp và sếp cũ. Không ai nói trước được tương lai bạn có thể gặp họ ở vị trí khác hay không, vì vậy hãy cố gắng giữ các mối quan hệ đang có thật tốt nhé. Những người quen có thể sẽ mang đến cho bạn những cơ hội nghề nghiệp vượt ngoài mong đợi.
5. Kiên trì giữ mối quan hệ
Nhiều người sẽ ngần ngại việc giữ mối liên hệ với nhà tuyển dụng vì không nhìn thấy được hiệu quả tức thời, thậm chí có thể không mang lại kết quả gì. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay, có được quan hệ rộng rãi cũng là một loại sức mạnh và mang lại lợi ích lâu dài.
Tổng hợp