Tin tức BĐS

Hậu Giang – tiềm năng bất động sản nhờ thị trường vệ tinh

 

Thị trường bất động sản Tây Nam Bộ hứa hẹn đón làn sóng đầu tư mới tại nhiều tỉnh “vệ tinh” giàu tiềm năng, và phát triển mạnh mẽ như Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang…

 

Hạ tầng đồng bộ mở rộng cơ hội  

Nhiều năm về trước, các nhà đầu tư bất động sản chỉ hướng sự tập trung vào các “điểm nóng” như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội; và không tỏ ra mặn mà về khu vực Tây Nam Bộ. Một phần bởi tiến trình phát triển chưa nhanh, địa hình sông ngòi chằng chịt khó giao thương. Tuy nhiên theo thời gian, thực tế hiện nay khu vực đồng bằng sông Cửu Long lại sở hữu quỹ đất “sạch” dồi dào bởi chiếm 13% diện tích cả nước, tốc độ tăng bình quân đạt trên 7,5%; và chi phí đất khá mềm so với nhiều tỉnh thành khác của cả nước nhờ vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN (Thái Lan, Campuchia) và Tiểu vùng sông Mekong.

Bên cạnh đó, khu vực Tây Nam Bộ đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ chính phủ khi liên tục được nâng cấp đồng bộ hạ tầng. Ngoài tuyến cao tốc TP. HCM – Trung Lương – Cần Thơ, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ, nhiều dự án khác đã được triển khai như tuyến quốc lộ 1A, đường Nam Sông Hậu, Quản Lộ – Phụng Hiệp, Cảng biển Kiên Giang, Cảng biển Trần Đề, cùng sự kết nối nhiều cây cầu khác như cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên, cầu Năm Căn, cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống với số vốn đầu trên hàng ngàn tỷ đồng. Có thể nói rằng chính sự nâng cấp và cải thiện các tuyến quốc lộ, tuyến đường ven sông, và khánh thành nhiều vị trí cầu trọng yếu đã góp phần đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, tạo cơ hội thu hút đầu tư bất động sản trên khắp các tỉnh thành miền Tây.

Dựa trên thế mạnh tiềm năng tự nhiên, đồng bộ hạ tầng giao thông vận tải Đồng bằng sông Cửu Long, nên thị trường bất động sản các tỉnh “vệ tinh” Tây Nam Bộ sẽ dần chuyển mình, và hấp dẫn không kém khu vực trung tâm TP. Cần Thơ.

 

“Vệ tinh” tiềm năng nhờ môi trường đầu tư

Bên cạnh sự cải thiện hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên màu mỡ, Tây Nam Bộ được xem là điểm đến hấp dẫn cho giới đầu tư nhờ môi trường minh bạch, thông thoáng và nhiều tỉnh “vệ tinh” phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, khu vực đón chào những “ông lớn” như một dấu hiệu rõ nét nhất cho bức tranh triển vọng của bất động sản Tây Nam Bộ, ví dụ như VinGroup, tập đoàn FLC, Novaland. Bên cạnh đó, một số dự án BĐS chuyên nghiệp đến từ các chủ đầu tư khác đã góp phần thay đổi tích cực bộ mặt các tỉnh “vệ tinh”, tiêu biểu như Khu dân cư Thương mại Dịch vụ Mái Dầm (Vạn Phát Sông Hậu) Hậu Giang, khu đô thị Phú Cường tại Kiên Giang.

Tuy xét trên thực tế giá trị bất động sản khu vực Tây Nam Bộ vẫn chưa thể sánh ngang với các điểm nóng truyền thống, nhưng vẫn cho thấy sức hấp dẫn rõ rệt từ cuối năm 2018 khi hàng loạt dự án đất nền – nhà phố ở các tỉnh như Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng đang có số lượng giao dịch vượt dự kiến. Cạnh đó, nhiều sự kiện thúc đẩy thương mại đã lần lượt diễn ra trên khắp các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, gần nhất là “Hội Nghị Xúc Tiến Đầu Tư Kiên Giang 2019” thu hút với tổng số vốn cam kết trên 45.000 tỷ đồng. Dưới sự biến đổi khí hậu đang ngày càng trầm trọng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long lại nhận được nhiều đánh giá tích cực sau 2 năm triển khai Nghị quyết 120/NQ-CP.

Hậu Giang – tiềm năng bất động sản nhờ thị trường vệ tinh - Ảnh 1.

Hậu Giang – thị trường vệ tinh tiềm năng của thành phố Cần Thơ nói riêng và Tây Nam Bộ nói chung

 

Vạn Phát Sông Hậu thỏa mãn nhu cầu nhà đầu tư

Nằm trên các tuyến đường lưu thông của các tiểu vùng Tây sông Hậu, các mặt giao thương thuận tiện với Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang đang hội tụ các tiềm năng để trở thành thị trường vệ tinh được các nhà đầu tư quan tâm.

Theo Bộ GTVT, các tuyến giao thương tại Hậu Giang được xem là trọng điểm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh vùng ĐBSCL, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế biển trong khu vực, phát huy tối đa hiệu quả các cảng trên sông Hậu, bao gồm các cảng khu vực Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… giữ vai trò là lối ra huyết mạch ổn định lâu dài, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế của ĐBSCL…

Trong các phân khúc BĐS, đất nền gần các khu công nghiệp luôn được các nhà đầu tư quan tâm vì hạ tầng giao thông luôn được tập trung hoàn thiện và tập trung nhiều lao động, kỹ sư, doanh nhân đến làm việc; kéo theo sự phát triển đồng thời về dịch vụ. Do đó, mua đất gần các khu công nghiệp có thể thu được nguồn lợi nhuận ổn định từ việc xây nhà cho thuê hoặc kinh doanh. Trên thực tế về biên độ tăng giá và thanh khoản, các sản phẩm đất nền gần khu công nghiệp cũng thường cao hơn hẳn so với một số vị trí khác.

 

Theo Nhịp sống kinh tế