Tin tức BĐS
Đất nền dự án tỉnh – lời giải cho bài toán khan hiếm nguồn cung tại thị trường BĐS trung tâm
Trước bối cảnh khan hiếm nguồn cung tại các thị trường BĐS trung tâm như TP.HCM khiến nhiều nhà đầu tư có xu hướng đổ về ngoại tỉnh nhằm tìm kiếm cơ hội. Với lợi thế quỹ đất còn dồi dào và nguồn cung chất lượng, BĐS Bình Phước đang ngày càng được đánh giá cao trên thị trường.
Thị trường TPHCM “trầm lắng”
Thông tin từ chuyên gia bất động sản CBRE cho hay: Thị trường văn phòng TP.HCM trong Q2/2019 không có thêm nguồn cung mới nào. Trong khi đó, nguồn cung mặt bằng bán lẻ cũng chỉ chào đón thêm một dự án mới và một dự án mở rộng tại khu vực ngoài trung tâm, tăng tổng nguồn cung của thị trường thêm 47.179 m2.
Riêng thị trường căn hộ Q2/2019 ghi nhận mức mở bán theo quý “ảm đạm” nhất trong 5 năm vừa qua do vấn đề chậm cấp phép từ năm ngoái. Tổng cộng có 4.124 căn hộ được chào bán từ 10 dự án trong Q2/2019, giảm 7% theo quý và 34% theo năm. Tương tự ở thị trường biệt thự và nhà phố xây dựng sẵn sự thiếu hụt nguồn cung mới vẫn tiếp tục diễn ra. Trong quý này, thị trường bất động sản của TP. HCM đã chào đón 216 căn mới (98 biệt thự, 76 nhà phố và 42 nhà phố thương mại) từ ba dự án, trong đó bao gồm một dự án mới ra mắt và hai dự án triển khai giai đoạn bán tiếp theo. Tổng nguồn cung mới trong Q2/2019 giảm 27% so với quý trước và chỉ tương đương với một nửa số sản phẩm ra mắt mới cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi nguồn cung tại TPHCM đang suy giảm và trở nên “chật vật” hơn, vì quỹ đất ngày càng hạn hẹp thì các thị trường “vùng ven” (Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai) đang thu hút sự chú ý của nhà đầu tư cá nhân lẫn các đơn vị phát triển BĐS khi nguồn cung phong phú hơn và giá chào báo vẫn còn tương đối rẻ so với TPHCM.
Bình Phước – điểm sáng mới trên bản đồ đầu tư
Lý giải cho việc Bình Phước đang hút dòng tiền nhiều chuyên gia cho rằng, tỉnh đang đón nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ các doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Bên cạnh đó, Bình Phước được đánh giá là thị trường tiềm năng và là cầu nối quan trọng của vùng với Lào, Campuchia, Thái Lan và khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.
Nhiều chuyên gia nhận định Bình Phước vẫn chưa phát triển được như kỳ vọng trước đây là do sự thiếu hụt về kết nối giao thông. Hiện nay, cầu Mã Đà khi được tái lập xong sẽ rút ngắn được khoảng cách tới QL1, sân bay Long Thành và các cảng nước sâu tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Cùng với đó, việc triển khai tuyến cao tốc Bình Dương – Bình Phước sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa các tỉnh thành, tạo điều kiện cho giao thương tỉnh thành được thuận tiện.
Ngoài ra, Bình Phước tập trung xây dựng và phát triển 13 KCN và hơn 20 cụm KCN hiện có. Dự kiến giai đoạn 2020 – 2025 sẽ duy trì 21 cụm CN này và đến 2030 sẽ bổ sung thêm 14 cụm CN nữa. Đây là tiền đề rất lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh kéo theo sự phát triển của thị trường BĐS nơi đây.
Theo Trí thức trẻ