Cẩm nang nghề nghiệp

Chuyển việc dù lương không tăng, khi nào nên?

 

Tất nhiên là mọi người đều muốn nâng cao mức lương khi đổi việc. Trong hầu hết trường hợp thì đây còn là mong muốn đầu tiên. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đã đạt được mức trần về thu nhập trong thị trường hoặc lĩnh vực của mình và cơ hội duy nhất để được tăng lương là đi làm ở xa, chuyển nhà, hoặc tham gia vào thị trường hợp đồng nhiều biến động. Đây là kịch bản khá quen thuộc trên thị trường công nghệ liên tục phát triển mà nhiều người đang theo đuổi.

Không phải ai cũng có thể hoặc muốn hy sinh những điều quan trọng (như làm việc thời gian kéo dài, đi công tác xa thường xuyên, liên tục đối mặt với khách hàng khó tính…) nhưng hầu hết người đi làm sẽ muốn có một sự nghiệp gặt hái thành tựu và mang lại cảm giác thoả mãn.

Nếu bạn không muốn giữ nguyên vị trí cho đến lúc nghỉ hưu, đây là những lý do hàng đầu bạn nên cân nhắc chuyển việc dù rằng quyền lợi “tăng lương” sẽ không được bao gồm trong gói chi trả tại công ty mới:

 

1. Công nghệ

Làm việc với những công nghệ mới nhất là điều bắt buộc.Thực sự không ai muốn làm việc với những công nghệ cũ trong một thị trường luôn thay đổi rất nhanh. Cho phép các kỹ năng trì trệ, tụt hậu hoặc trở nên lỗi thời chính là sự tự sát trong nghề nghiệp. Nếu công việc hiện tại đang cản trở hoặc kéo bạn chậm lại thì bạn nên cân nhắc một sự thay đổi tích cực hơn.

 

2. Đào tạo

Cũng giống như trên, tiến bộ kỹ thuật là rất quan trọng trong một thị trường phát triển, do đó cơ hội học hỏi các kỹ năng mới, tham dự các khoá đào tạo chuyên nghiệp và chứng chỉ ngành nghề hoàn chỉnh là lựa chọn nên xem xét ngay khi có cơ hội. Nếu công ty hiện tại không cung cấp cho bạn những cơ hội này (chính thức hoặc không chính thức) thì đây là lúc nên nhìn quanh một lúc.

 

3. Đội nhóm/Môi trường

Hàm ý là tìm kiếm những điều khác nhau dành cho những người khác nhau. Đó có thể là bạn được làm việc trong điều kiện ít căng thẳng hơn hay thời hạn ít áp lực hơn. Hoặc đó cũng có thể là giờ giấc làm việc linh hoạt hoặc dễ quản lý hơn. Hoặc có thể đơn giản chỉ là bầu không khí thân thiện ấm áp hơn hoặc một nơi mà bạn cảm thấy mình thuộc về.

 

4. Tự do

Bạn đã ở vào vị trí và cấp bậc mong muốn, đây là lúc để chọn “bến đỗ” lý tưởng, tìm ra vai trò hoàn hảo. Khi đã biết rõ điểm mạnh và kiến thức của mình là gì, điều này cho phép bạn chỉ nhắm đến các vai trò mà bạn thực sự muốn làm. Chưa kể, đôi khi chúng ta chấp nhận bước sang công việc mới có mức lương không thay đổi, nhưng có thể đó lại là một thoả thuận cho phép bạn được đánh giá lại lương sau mỗi 3 tháng, 6 tháng hoặc nhận tiền thưởng khi đồng ý gia nhập công ty (signing/sign-on bonus).

 

5. Thử thách

Đến một lúc nào đó, khi đã nắm vững vai trò hiện tại, không còn bất cứ thứ gì mới mẻ để học hỏi hoặc thú vị để tìm hiểu nữa, bạn sẽ tự hỏi bản thân rằng động lực thúc đẩy nỗ lực và kích thích tinh thần đến từ đâu? Điều gì có thể khiến bạn hào hứng với công việc một lần nữa? Trong khi đó, thách thức của một vai trò mới, hệ thống mới và ý tưởng mới có thể tiếp thêm sinh lực cho bạn và chắc chắn bạn sẽ có cơ hội để tận dụng tối đa các khả năng lẫn kinh nghiệm. Nó cũng sẽ mở rộng kiến thức hiện tại của bạn và tác động tích cực đến cảm giác hài lòng trong công việc mỗi ngày.

 

6. Tương lai chứng tỏ bản thân

Những rủi ro xung quanh công việc của bạn là gì? Công ty vẫn đang đầu tư vào bộ phận hoặc sản phẩm của bạn, hay họ đã bắt đầu thuê ngoài cho một số chức năng hoặc chỉ rõ rằng những kế hoạch phát triển cho khu vực của bạn không còn mạnh như trước đây nữa. Trong tình huống này bạn cần dùng đến khả năng nhận định của riêng mình để xác định hướng đi tiếp theo. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc quan sát “chiều gió thổi” và chủ động nắm giữ vận mệnh bản thân trong tay luôn mang lại kết quả tốt.

Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào?Hãy chia sẻ những câu chuyện hoặc kinh nghiệm của bạn với chúng tôi nhé!

(Nguồn ảnh: Internet)

 

 

Theo CareerBuiderVietnam