Tin tức BĐS
Cảnh báo nạn phân lô bán nền, đẩy giá đất ở phía Tây Bắc TP HCM
Thời gian gần đây giá đất tại khu vực phía Tây Bắc TP HCM có chiều hướng tăng và các đối tượng đầu cơ bất động sản bắt đầu săn lùng, làm giá.
Cao tốc TP HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) với quy mô lên tới gần 10.700 tỉ đồng góp phần kết nối vùng và phát triển kinh tế đối ngoại. Việc hình thành tuyến đường cao tốc này được nhận định sẽ góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa của khu vực phía Tây Bắc TP HCM.
Thời gian gần đây giá đất tại khu vực này có chiều hướng tăng và các đối tượng đầu cơ bất động sản bắt đầu săn lùng, làm giá. Bởi vậy, lúc này chính quyền cần phải có cảnh báo cần thiết và công khai quy hoạch để tránh vì thiếu thông tin mà tạo nên “bong bóng” bất động sản nơi đây.
Một số thông tin do người dân tại huyện Củ Chi tự làm gắn trên cây ven đường để thông báo bán đất gần khu vực cao tốc TPHCM – Mộc Bài sẽ đi qua.
Gần đây, các đối tượng đầu cơ bất động sản đã bắt đầu săn lùng, làm giá với kỳ vọng đón đầu cơ hội. Ông Phí Thanh Đức (ngụ tại quận 2, TPHCM), một nhà đầu tư bất động sản cho biết, khi biết tin Chính phủ phê duyệt dự án đường cao tốc TP HCM – Mộc Bài thì bản thân ông cũng đang có ý định bỏ tiền ra đầu tư đất ở huyện Củ Chi vì thấy giá đất ở đây đang tăng.Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đường cao tốc TP HCM – Mộc Bài và việc đầu tư đồng bộ, quy hoạch hợp lý cùng với sự khởi động của các tuyến đường đô thị tại khu vực phía Tây Bắc của TP HCM sẽ tạo điều kiện phát triển đô thị ở Đông Nam Bộ, cụ thể là: Quận 12, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi của TP HCM; huyện Đức Hòa, Đức Huệ, tỉnh Long An; Trảng Bàng (Tây Ninh) hay Bến Cát của Bình Dương. Đây là lực hút người dân về vùng ven sinh sống và là tạo đòn bẩy để doanh nghiệp địa ốc và các nhà đầu tư đẩy vốn về khu Tây Bắc TP HCM.
Không hiếm gặp những tấm biển như thế này tại các quán cà phê hay tiệm sửa xe máy trên các trục đường chính liên xã tại huyện Củ Chi.
Ghi nhận thực tế tại một số xã nơi giáp ranh hay có tuyến đường cao tốc TPHCM – Mộc Bài như: Tân Thạnh Tây, Hòa Phú, Tân Thạnh Đông, Phước Vĩnh An, Trung An… thuộc huyện Củ Chi, ngoài một số thông báo bán đất do người dân tự làm gắn trên cây ven đường thì đã xuất hiện vài nhóm nhân viên kinh doanh từ 5 đến 7 người đứng trước một số dự án bất động sản đã hoàn thiện để giới thiệu về dự án.Còn theo nhà đầu tư Nguyễn Duy Nam, (ngụ tại quận Gò Vấp, TP HCM) thì đất ở khu vực huyện Củ Chi hiện cao hơn so với 3 năm trước, dao động từ 8 đến 15 triệu đồng/m2.
Theo lời của một nhân viên sale tên Lộc thì công ty của anh ta đang sở hữu dự án bất động sản tại đường DT9 thuộc xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi. Ngoài ra còn có thêm một dự án “ăn theo” đường cao tốc TP HCM – Mộc Bài đang hình thành trên cơ sở thu gom đất nông nghiệp với hơn 60 nền.
Một lễ giới thiệu (mở bán) dự án bất động sản “ăn theo” cao tốc TPHCM – Mộc Bài trên địa bàn huyện Củ Chi khi dự án này chưa hoàn thiện hạ tầng.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, việc thành phố phát triển về phía Tây Bắc sẽ dẫn đến tình trạng đầu nậu, cò đất thôn tính các khu đất nông nghiệp để phân lô bán nền; đẩy giá bất động sản lên cao hơn thực tế. Bởi vậy, chính quyền cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng trên bằng việc cung cấp thông tin đầy đủ cho nhân dân.Nhân viên kinh doanh tên Lộc cho biết: “Tất cả các dự án bên tôi không phải dự án 1/500 mà chỉ cần 1/2.000 là đủ. Dự án mới của bên tôi sau này nằm cách đường cao tốc 900m, dân cư hiện hữu rồi. Vào Chủ nhật tuần này bên tôi có mở bán dự án này, nếu có thời gian thì anh lên anh tham dự luôn vì đang có giá gốc của chủ đầu tư”.
Ông Lê Hoàng Châu cho biết: “Chúng tôi kì vọng rằng việc cung cấp thông tin đầy đủ cho bà con nhân dân ở khu vực huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi thì sẽ giúp kiểm soát được tình trạng phân lô bán nền trái phép cũng như việc hét giá đẩy giá lên một cách phi lý như hiện nay ở khu vực phía Tây Bắc TP HCM”.
Đang có hiện tượng các công ty bất động sản gom đất nông nghiệp của người dân tại huyện Củ Chi và các vùng lân cận để làm dự án bất động sản.
Hệ lụy từ sốt giá đất ảo, từ phân lô bán nền thời gian qua đã được các cơ quan truyền thông cảnh báo. Khi nhiều dự án được báo chí “chỉ mặt đặt tên” thì chính quyền địa phương mới “lật đật” phát lời cảnh báo. Và lúc đó thì người dân đã ngấm đủ cảnh “tiền mất tật mang”. Cho nên, với trách nhiệm của chính quyền địa phương, hơn lúc nào hết, huyện Củ Chi cần thiết phải có cảnh báo sớm để người dân yên tâm đầu tư, tránh cảnh “mất bò mới lo làm chuồng”./.Thực tế giá đất tại khu vực huyện Củ Chi và một số vùng lân cận đang được rao bán tăng so với trước đây và đang có hiện tượng thu gom đất nông nghiệp để phân lô bán nền. Thế nhưng, ông Nguyễn Hữu Hoài Phú – Chủ tịch UBND huyện Củ Chi thì cho biết, vẫn chưa nắm được thông tin về hiện tượng trên.
Theo VOV