Cẩm nang nghề nghiệp

Cách đối phó với “bẫy thường gặp” của nhà tuyển dụng

 

Tuyển được nhân sự giỏi giữa thị trường lao động đa dạng như hiện nay trở thành thách thức lớn của các nhà tuyển dụng. Để chọn được đúng người, họ thường có những chiêu thức riêng để sàng lọc ứng viên. Và “gài bẫy” trở thành phương pháp hữu hiệu, “bắt bài” ngay bí kíp của nhà tuyển dụng dưới đây để có phản ứng nhanh nhẹn, tinh tế và chủ động trong buổi phỏng vấn nhé!

 

1. Tỏ vẻ không quan tâm

Một bẫy khá đáng sợ mà ứng viên vấp phải nhưng không hề hay biết. Đã bao giờ bạn gặp một phỏng vấn viên vờ nghe bạn nói và chăm chú ghi chép, thỉnh thoảng sẽ phản hồi những câu vô thưởng vô phạt như “ồ, vậy à”, “thú vị đấy”.

Động thái này khiến bạn có hứng và bắt đầu huyên thuyên, cố kéo dài câu trả lời của mình dẫn đến lan man. Có thể bạn sẽ hào hứng vì được chia sẻ nhiều nhưng phỏng vấn viên lại không nghĩ như vậy. Họ sẽ ghi chú “ứng viên không biết lên kế hoạch, không quản lý được công việc vì thiếu sự cụ thể, rõ ràng trong tư duy”.

Vì vậy, bạn nên nhớ “ngắn gọn, rõ ràng và đủ ý” chính là chìa khóa tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng. Điều này khiến bạn trở nên quyết đoán hơn và phỏng vấn viên cũng không quá mệt vì những câu chuyện không đầu không đuôi.

cach-doi-pho-voi-bay-thuong-gap-cua-nha-tuyen-dung-hinh2

Đây là bẫy “khá đáng sợ” mà nhiều ứng viên vấp phải nhưng không hề hay biết

 

2. Im lặng

Bạn đã nắm rất vững nguyên tắc trả lời “ngắn gọn, súc tích, đủ ý” nhưng sau khi trả lời xong, người phỏng vấn ngồi nhìn bạn như đang mong đợi câu trả lời dài hơn. Sau đó, bạn mất bình tĩnh và cố kéo dài thêm câu trả lời của mình, lúc này, bạn chính thức đã rơi vào bẫy của nhà tuyển dụng.

Tại sao vậy? Điều này cho thấy bạn chưa có khả năng làm chủ bản thân và dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Hãy bình tĩnh, đừng cố gắng nói thêm mà hãy cười thân thiện và thể hiện rằng bạn đang đợi câu hỏi tiếp theo.

 

3. Câu hỏi phỏng vấn không rõ ràng

Nếu bạn gặp phải người phỏng vấn liên tục đưa ra những câu hỏi mơ hồ, khó hiểu, không liên quan gì đến vị trí ứng tuyển thì đừng vội bực dọc, tỏ ra khó chịu vì đó là người phỏng vấn chuyên nghiệp.

Một câu hỏi tưởng chừng vô thưởng vô phạt nhưng sẽ đánh giá được khả năng giải quyết tình huống của ứng viên. Nếu tỏ ra bối rối hoặc thái độ không mấy tích cực, chắc chắn người phỏng vấn sẽ đánh giá thấp kỹ năng của bạn.

Trong trường hợp này, bạn có thể linh hoạt bằng cách chủ động đề cập liệu mình có thể bắt đầu bằng một câu chuyện nào đó hay không. Thông thường, bạn sẽ nhận được sự đồng ý của nhà tuyển dụng, lúc này bạn hoàn toàn có thể tự tin chia sẻ điều bạn muốn nói.

 

Lâu lâu bạn sẽ gặp phải người phỏng vấn liên tục đưa ra những câu hỏi mơ hồ, khó hiểu

 

4. Đặt câu hỏi khiêu khích

Có những câu hỏi từ phía phỏng vấn viên có thể khiến bạn cảm thấy tự ái và tức giận như “xin lỗi, bạn có phải người vô trách nhiệm hay không? Tôi đang có cảm giác như vậy”.
Bạn sẽ làm gì? Sẽ trả lời như thế nào? Cách tuyệt vời nhất là bày tỏ thẳng thắn quan điểm của bạn, nên nhớ nguyên tắc “ngắn gon, súc tích” để khẳng định, càng nói dài, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn đang bao biện đấy. Nếu bị cắt ngang khi đang trả lời câu hỏi trước đó, bạn vẫn có thể trả lời câu hỏi cắt ngang, sau đó có thể đề nghị người phỏng vấn cho phép mình tiếp tục câu chuyện trước đó.

Bẫy tuyển dụng là điều thường gặp trong các cuộc phỏng vấn, điều khác biệt là cách phản ứng của mỗi ứng viên. Hãy xử lý thật nhanh nhẹn và khéo léo để ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng nhé!

 

Tổng hợp