Tin tức BĐS

Biệt thự biển nghỉ dưỡng – Giỏ hàng bất động sản “cũ mà mới”

 

Trong khi phân khúc căn hộ, nhà phố gặp khó khăn về nguồn cung, giao dịch chững lại thì bất động sản nghỉ dưỡng nổi lên như một điểm sáng của thị trường trong nửa đầu năm 2019. Nhiều chuyên gia nhận định, xu hướng này cũng sẽ tiếp diễn trong những tháng còn lại của năm nay.

 

 

Bất động sản nghỉ dưỡng – Dương buồm ra khơi

Tại thời điểm hiện tại, đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng không còn là khái niệm xa lạ đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt khi ngành du lịch Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, thu hút không chỉ khách du lịch trong nước mà cả đông đảo lượng khách quốc tế.

Số liệu của Tổng Cục du lịch Việt Nam cho thấy, bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang có mức tăng trưởng lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2018, Việt Nam ước đón khoảng 15,6 triêu lượt khách quốc tế, tăng hơn 2,7 triệu lượt khách và 80 triệu lượt khách nội địa, tăng hơn 6,8 triệu lượt khách so với năm 2017. Cũng theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón khoảng 21 triệu lượt khách quốc tế; năm 2025 là 32 triệu lượt và tăng lên 47 triệu lượt vào năm 2030. Tăng trưởng bình quân của giai đoạn này từ 9 – 11%/năm.

Không chỉ là dự báo về sự tăng nhiệt trở lại của bất động sản nghỉ dưỡng, giới quan sát thị trường còn cho rằng, thời gian tới, nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng tại các thị trường truyền thống chắc chắn sẽ không thể đáp ứng đủ trước sự gia tăng của lượng lớn khách du lịch như hiện nay. Đặc biệt là khi các địa phương ven biển như Nha Trang, Cam Ranh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Phan Thiết, Bà Rịa – Vũng Tàu đang tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối như sân bay, đường cao tốc.

 

Kênh đầu tư bất động sản tiềm năng 2019 – 2020

Sự lên ngôi của bất động sản nghỉ dưỡng, ngoài yếu tố cộng hưởng từ ngành du lịch – mũi nhọn kinh tế của Việt Nam được chính phủ tập trung đẩy mạnh từ cuối năm 2017, còn xuất phát từ ưu thế nội tại của phân khúc này: yếu tố pháp lý đang ngày càng được cải thiện, cùng triển vọng lợi nhuận cao trong tương lai

Ngoài ra, Bộ Xây dựng còn được giao nhiệm vụ ban hành quy chế quản lý, vận hành loại hình này và cũng sẽ hoàn thành trong năm nay. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có hướng dẫn về chế độ sử dụng đất với các công trình xây dựng condotel hoặc condotel kết hợp nhà ở. Sự ra đời của các quy chế pháp luật này hứa hẹn sẽ giải tỏa “nút thắt” đã khiến các chủ đầu tư “giảm tốc” trong năm 2018.

 

Biệt thự biển nghỉ dưỡng – Giỏ hàng bất động sản “cũ mà mới” - Ảnh 1.

Khung pháp lý biệt thự du lịch (resort villa) được dự kiến hoàn thiện 2019

 

Khả năng sinh lời trong tương lai cũng là một yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư rót tiền vào bất động sản nghỉ dưỡng. Theo ông Dương Đức Hiển, Giám đốc bộ phận Kinh doanh nhà ở Savills Hà Nội, hiện nay nhiều dự án condotel với mức giá hợp lý, dao động từ 700 triệu đến 1 tỉ đồng/căn đã xuất hiện trên thị trường.

Nếu đầu tư một căn condotel trị giá 1 tỉ đồng tại khu vực phát triển mạnh về du lịch, thì vào mùa cao điểm, giá thuê đạt được có thể lên đến 2 triệu đồng/đêm. Như vậy, trong một tháng, chủ sở hữu chỉ cần cho thuê 10 ngày là có thể thu về 20 triệu đồng. Trong khi ở các thành phố lớn, suất đầu tư lớn hơn nhiều lần, một căn hộ chung cư giá 2-3 tỉ đồng nhưng tiền thuê cả tháng chỉ thu về 11-15 triệu đồng.

Một xu hướng mới đáng lưu ý trên thị trường là các chủ đầu tư dự án từ bỏ cam kết lợi nhuận với khách hàng. Theo một chuyên gia trên thị trường bất động sản du lịch, về bản chất, việc đưa ra cam kết lợi nhuận cho khách hàng chính là câu chuyện về dòng tiền, phương án tài chính của dự án. chủ đầu tư cam kết lợi nhuận 8 – 12%/năm, thực chất là họ đã cộng cả số tiền cam kết này vào giá bán sản phẩm. Đây không phải là cách làm bền vững.

Báo cáo của một đơn vị nghiên cứu thị trường mới đây cho thấy, nhu cầu tìm mua và giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng, đặc bệt là condotel và biệt thự ven biển đang tăng mạnh trong quý 1/2019. Lợi thế đường biển hơn 3000 km, cùng sự quan tâm và đầu tư đúng mức cơ sở hạ tầng của Nhà nước là động lực phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng trong vòng 5 năm sắp tới.

 

Theo Trí thức trẻ