Cẩm nang nghề nghiệp
6 chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tác động lớn đến người lao động từ năm 2020
Để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế và thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày 1/1/2020, Bảo hiểm xã hội TP.HCM đề nghị các đơn vị sử dụng lao động đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp năm 2019 trước ngày 31/12/2019.
Các cơ sở giáo dục và đào tạo nộp tiền và hồ sơ mua thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2019-2020 trước ngày 31/12/2019.
Trường hợp lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế không kịp do số lượng học sinh, sinh viên tham gia lớn thì cơ sở giáo dục và đào tạo nộp tiền trước ngày 31/12/2019 và nộp hồ sơ trong tháng 1/2020 để thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày 1/1/2020.
Các cơ sở giáo dục và đào tạo nộp tiền và hồ sơ mua thẻ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2019-2020 trước ngày 31/12/2019.
Đối với các đối tượng do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, bảo hiểm xã hội TP.HCM đề nghị hoàn tất việc đối chiếu và thanh toán tiền mua thẻ BHYT năm 2019 trước ngày 31/12/2019.
Lập Danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày 1/1/2020 trong tháng 12/2019 để cấp, phát thẻ bảo hiểm xã hội đến tay người tham gia trước khi thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
Công văn số 2618/BHXH-QLT nêu rõ, theo Nghị định 176 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trường hợp đơn vị lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội và nộp tiền không đúng với thời gian quy định dẫn đến việc cấp thẻ bảo hiểm y tế bị chậm trễ gây ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế thì đơn vị phải hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã phải tự chi trả trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
Ngoài ra, 6 chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tác động lớn đến người lao động từ năm 2020
Thứ nhất: Chậm nhất đến ngày 1/1/2020, Cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế (Căn cứ vào điểm g, khoản 5, điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ).
Thứ hai: Đến năm 2020, Cơ quan bảo hiểm xã hội phải hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả nước (Căn cứ vào khoản 2, điều 9 Luật BHXH 2014).
Thứ ba: Từ năm 2020, lao động nam đủ 55 tuổi và lao động nữ đủ 50 tuổi mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (Căn cứ vào điểm a, khoản 1, điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014). Hiện nay, lao động nam đủ 54 tuổi và lao động nữ đủ 49 tuổi là đã đủ điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Thứ tư: Lao động nam nghỉ hưu trong năm 2020 phải có đủ 18 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội; hiện nay chỉ cần đủ 18 năm đóng bảo hiểm xã hội (Căn cứ vào điểm a, khoản 2, điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014).
Thứ năm: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu để tính lương hưu, trợ cấp một lần (Căn cứ vào khoản 1, điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014).
Thứ sáu: Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội (Căn cứ vào khoản 2, điều 96 Luật bảo hiểm xã hội 2014).