Cẩm nang nghề nghiệp

5 sai lầm lớn “ai cũng mắc phải” khi viết CV xin việc

 

Tìm việc không bao giờ là dễ dàng. Vì vậy, để có được những điểm cộng từ phía nhà tuyển dụng và giúp bạn thuận lợi hơn cho quá trình tìm kiếm việc làm, trước tiên hãy tạo cho mình một CV xin việc chỉnh chu, chuyên nghiệp. Dưới đây là 5 lỗi sai mà các ứng viên thường mắc phải trong CV của mình.

 

1. Lỗi đánh máy và ngữ pháp

Có vẻ như đây là lỗi mà ứng viên nào cũng biết rằng không nên mắc phải, nhưng thực tế lại xuất hiện khá nhiều trong các CV xin việc. Và, đây chính là sai lầm mà nhà tuyển dụng có thể sẽ gạt ngay CV của bạn để dành thời gian cho những CV khác chuyên nghiệp hơn.

Nếu bạn là người không giỏi về cấu trúc câu, hãy nhờ một người có kinh nghiệm hơn điều chỉnh giúp bạn. Nếu bạn không biết cách đánh máy như thế nào, sắp xếp bố cục CV ra sao, hãy đọc những hướng dẫn có sẵn, không khó để bạn có thể kiếm những thông tin này.

Sau đó, bạn nên đưa chúng cho một người cẩn trọng hơn, nhiều kinh nghiệm hơn đọc lại một lần nữa.

Mắc phải lỗi đánh máy hay sai chính tả là điều ứng viên rất hay mắc phải khi viết CV xin việc.

 

2. Gửi CV xin việc hàng loạt

Để tránh mất thời gian và có nhiều cơ hội việc làm, ứng viên thường có xu hướng viết một CV xin việc, sau đó gửi đi cho hàng loạt công ty. Bạn không quan tâm vị trí công việc là gì, mô tả chi tiết công việc ra sao để điều chỉnh nội dung CV cho phù hợp. Đây là vấn đề hết sức sai lầm.

Việc bạn không điều chỉnh lại CV cho tương thích với vị trí công việc đang ứng tuyển có thể làm cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn không nghiêm túc với công việc. Điều này sẽ thúc đẩy họ dành thời gian phỏng vấn cho các ứng viên thật sự quan tâm đến công việc hơn.

Chỉ vài phút bạn dành ra để điều chỉnh lại CV đánh đổi với một công việc, tại sao không?

 

3. Bỏ qua từ khóa

“Từ khóa” được sử dụng nhiều trong lĩnh vực quảng cáo, tối ưu… Tuy nhiên, nó cũng góp một vai trò quan trọng trong tuyển dụng.

Hầu hết sơ yếu lý lịch được xem xét thông qua phần mềm máy tính trước khi nhà tuyển dụng đọc đến. Nếu bạn không thêm một số từ khóa liên quan đến vị trí công việc vào CV, nó có thể không vượt qua vòng sàng lọc đầu tiên.

Chẳng hạn, khi bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên thiết kế đồ họa, hãy thêm các từ khóa “đồ họa”, “vẽ”, “thiết kế” vào CV sao cho phù hợp.

Nếu bạn không thêm một số từ khóa liên quan đến vị trí công việc vào CV, nó có thể không vượt qua vòng sàng lọc đầu tiên.

 

4. Nội dung dài dòng

Nếu bạn là giáo sư của một học viện trong 30 năm, điều đó có nghĩa là sơ yếu lý lịch của bạn dài hai hoặc ba trang. Nếu bạn là một công nhân, bạn có thể cô đọng lại sơ yếu lý lịch của bạn xuống một hoặc hai trang.

Nếu bạn đóng vai là một nhà tuyển dụng, bạn có dành thời gian để đọc CV dài 10 trang không? Vì thế, hãy tóm gọn những ý chính đủ để nhà tuyển dụng có thể biết được những gì bạn có, mà không bị hoa mắt sau khi đọc xong.

Cách tốt nhất để tránh được điều này là nhờ người khác xem sơ yếu lý lịch của bạn và cho bạn biết những gì nên được cắt bỏ hoặc giữ lại.

 

5. Mơ hồ

Mô tả công việc một cách thật sự chi tiết, như bạn đã thường sử dụng vật dụng gì để trang trí phòng, bạn thường bắt đầu buổi sáng như thế nào… Nó không phải là điều mà nhà tuyển dụng muốn dành thời gian quý báu của họ để tìm hiểu. Điều họ cần là bạn đã làm được gì, kinh nghiệm bạn có được, thành tích ra sao, bạn đã làm thế nào để vượt qua các thử thách.

Hãy đi thẳng vào những gì mà bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng quan tâm và giúp ích cho công việc bạn đang ứng tuyển. Sự lan man, mơ hồ trong phần mô tả có thể khiến người đọc không đủ kiên nhẫn mà bỏ qua CV của bạn ngay lập tức.

Nào! Bây giờ hãy dành thời gian để xem lại toàn bộ CV của bạn. Đừng ngần ngại nhờ những người có kinh nghiệm hơn kiểm tra và giúp bạn khắc phục những lỗi sai không đáng có để có thể tự tin gửi nó cho nhà tuyển dụng.

Chưa biết bạn có may mắn nhận được vị trí công việc mà mình ứng tuyển hay không, nhưng trước tiên, đừng tự tạo cho mình những điểm trừ bằng các lỗi sai không đáng có trong CV nhé!

Nguồn: Tham khảo