Cẩm nang nghề nghiệp
Hoạ chân dung người truyền cảm hứng trong công việc
Trong công việc lẫn cuộc sống, cảm hứng chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu giúp chúng ta thành công với mục tiêu ban đầu đặt ra. Bởi bên cạnh kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức, mọi người cần phải luôn duy trì cho mình động lực cùng năng lượng tích cực để gặt hái các thành tích tốt nhất. Được kết bạn với người truyền cảm hứng là một điều may mắn. Tuyệt vời hơn nữa nếu bạn chính là biểu tượng truyền cảm hứng trong lòng những người xung quanh!
Dưới đây là 6 đặc điểm tiêu biểu của một người truyền cảm hứng tạo ảnh hưởng tích cực giúp người khác trở nên tốt hơn. Cùng chúng tôi kiểm tra ngay xem bạn đã sở hữu “mấy phần” rồi nhé!
1. Dũng khí bao la
Những người truyền cảm hứng thường sẽ không yếu đuối, sợ hãi hay bế tắc. Họ mạnh dạn, cương nghị và cam đảm vượt qua các nỗi sợ, đặc biệt là luôn một lòng kiên định với điều mình tin tưởng. Họ làm được những điều khó khắn mà chúng ta gọi là “hành động dũng cảm” – mài giũa sự can đảm để trở nên tích cực, mạnh mẽ và có sức thuyết phục hơn. Người truyền cảm hứng từng đối mặt với nhiều trở ngại sẽ biến “đống hỗn độn của mình thành thông điệp” giúp người khác vượt qua thử thách. Họ là chiến binh, can trường đấu tranh cho niềm tin và cách mình nhìn cuộc sống. Họ khám phá ra rằng, muốn tạo nên sự khác biệt trong thế giới này trước tiên phải giải phóng chướng ngại tâm trí của chính mình.
2. Cảm thông sâu sắc
Chuyên gia tâm lý kiêm nhà tư vấn sự nghiệp Kathy Caprino đã chia sẻ rằng, trong quá trình làm việc, bà nhận ra rằng hàng triệu người khắp địa cầu đã phải chịu thiệt hại vì tính tự ái bản thân hoặc từ sự rối loạn tâm lý hay suy đồi đạo đức của những cá nhân trong gia đình, quá trình học tập hoặc làm việc. Khía cạnh gây thất vọng nhất của hành vi tự yêu bản thân chính là thiếu đồng cảm. Nó đáng sợ và gây nguy hiểm cho các mối quan hệ của những người không có năng lực cảm thông, bởi họ có thể làm mọi thứ để chống lại bạn không chút hối hận. Họ đơn giản không đặt bản thân vào vị trí của bạn để hiểu hoặc chấp nhận những gì bạn nghĩ.
Ở chiều ngược lại, người truyền cảm hứng luôn có đủ khả năng trải nghiệm sự đồng cảm và thẳng thắn thể hiện năng lực thấu hiểu tốt nhất câu chuyện của những người khác. Hiểu người đối diện thực sự là ai, sâu thẳm trong lòng họ chất chứa điều gì. Không chiều chuộng hay bảo vệ thái quá, người truyền cảm hứng biết đánh giá đúng và ghi nhận bản tính thực sự của mọi người, giúp ta yên lòng hơn và không sợ hãi, không ngại va chạm mà nỗ lực hoàn thiện dấu ấn cá nhân.
3. Thẳng thắn đánh giá và biểu lộ tình cảm, đồng thời khích lệ một cách công bằng
Những người truyền cảm hứng nhất chính là người không giữ lòng thù ghét, oán hận hay kỳ thị. Họ không che gi ấu mà liên tục khuyến khích suy nghĩ của những người giỏi hơn mình hoặc những ai xứng đáng. Là hình mẫu của sự công bằng, mọi hành động và suy nghĩ đều tràn ngập tình yêu và sự ghi nhận, họ không ngại chia sẻ nó trong công việc, tại gia đình và với cộng đồng. Trái tim và khối óc của người truyền cảm hứng là đại diện cho tình yêu thương, khả năng thấu hiểu, lòng trắc ẩn và sự ghi nhận.
Đôi khi, người truyền cảm hứng bị buộc phải chiến đấu vất vả vì những thay đổi cấp tiến có nguyên do lớn hơn cả bản thân họ. Nhưng ngay cả trong cuộc chiến thế này, họ cũng chưa bao giờ ngừng chia sẻ công khai tình yêu, lòng trắc ẩn và sự quan tâm con người.
4. Có cảm xúc lành mạnh và khả năng chữa lành
Có một câu nói rất hay là “Những người đau khổ làm khổ người khác”. Không còn điều gì đúng hơn nữa! Bằng cách nào đó, nếu bạn mất tinh thần, bị tổn thương hay quẫn trí, phản ứng thái quá hoặc rối loạn cảm xúc thì bạn không thể nào tạo ra những tác động tích cực và truyền cảm hứng tốt cho mọi người. Bởi những “vết thương lòng” đang để mở đó gây hại đến cách bạn nhìn nhận chính mình và người khác, cách bạn tiếp xúc, tương tác và trải nghiệm thế giới.
Người truyền cảm hứng và nâng đỡ người khác luôn nỗ lực thực hiện công việc “hàn gắn vết thương”. Không nhất thiết phải cảm nhận sự đau đớn, họ không tạo ra hay trút những tổn thương của mình lên người khác. Mọi người trên hành tinh này đều từng phải trải qua những chấn thương và đau đớn vào thời điểm nào đó trong đời. Nhưng những người truyền cảm hứng tích cực sẽ luôn có thể làm sạch vết thương, hồi phục, chữa lành và tiến về phía trước bằng những cách lành mạnh nhất, và không gây ảnh hưởng đến người khác vì tổn thương của mình.
5. Tin vào sức mạnh tập thể
Người truyền cảm hứng luôn tin vào sức mạnh tập thể để những thay đổi tích cực diễn ra nhanh hơn. Không chỉ tập trung sâu sắc vào sức mạnh và khả năng ảnh hưởng của bản thân, họ mong muốn nhìn thấy người khác phát triển, trưởng thành và mở rộng khả năng. Điều này thúc đẩy cho các hành động, chiến lược phát triển và kinh doanh của họ. Bằng cách này họ trở nên giàu có, quyền lực và mạnh mẽ hơn, nhưng đây chỉ là lợi ích phụ của việc tập trung cải tiến tác động tích cực của sức mạnh tập thể.
6. Cống hiến bản thân để tạo nên sự khác biệt
Theo dõi những cuộc trò chuyện đánh động trái tim của hàng triệu người của các diễn gỉa TEDTalk, bạn sẽ biết được rằng có rất nhiều người từng gặp khó khăn trong quá khứ nhưng họ đã quyết định dùng hết tất cả những kinh nghiệm cá nhân để tìm hiểu thêm, đào sâu hơn và cuối cùng giúp tạo ra thay đổi tích cực cho người khác.
Người truyền cảm hứng hướng đến tương lai theo một cách hoàn toàn thoải mái và để ngỏ tâm trí với những ai họ quan tâm sâu sắc. Không lo lắng bị từ chối, khinh miệt hay bỏ rơi, họ phát triển vượt ra ngoài cảm giác phải che giấu bản thân một chút để được chấp nhận hơn. Mặc dù nhận ra đâu là điều hầu như ai cũng muốn giữ lại để tránh cảm giác xấu hổ hay tổn thương, người truyền cảm hứng sẵn sàng lấy chính mình ra để khuyến khích mọi người tạo nên những điều khác biệt một cách cởi mở và can đảm.
Nguồn: Tham khảo