Tin tức Kinh doanh - Tài chính

Bloomberg: Việt Nam nằm trong 20 nền kinh tế có tác động lớn nhất đến tăng trưởng toàn cầu 2019

 

Trung Quốc và Mỹ là hai nền kinh tế có tác động lớn nhất đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019. Ấn Độ đứng thứ 3, đuổi sát nút Mỹ. Ở khu vực Đông Nam Á có Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Bloomberg: Việt Nam nằm trong 20 nền kinh tế có tác động lớn nhất đến tăng trưởng toàn cầu 2019

Nền kinh tế toàn cầu đang bị đè nặng bởi những căng thẳng cản trở thương mại quốc tế và sự bất ổn gia tăng.

Dự kiến, một loạt các nền kinh tế lớn ​​sẽ tăng trưởng chậm hơn trong nửa thập kỷ tới. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tiếp tục chậm lại, và sẽ giảm bớt tầm ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP toàn cầu trong thời gian tới.

Tỷ lệ ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP toàn cầu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm từ 32,7% trong năm 2018-2019 xuống còn 28,3% vào năm 2024 – giảm tương đối mạnh, 4,4 điểm phần trăm.

Tăng trưởng toàn cầu sẽ yếu hơn, dự kiến ​​sẽ giảm xuống 3% trong năm nay và đó là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Suy thoái sẽ ảnh hưởng đến 90% thế giới, theo ước tính được công bố trong tuần này của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.

Những nền kinh tế nào là nhân tố chủ chốt hiện nay và tăng trưởng toàn cầu sẽ được thúc đẩy bởi những nền kinh tế nào sau 5 năm nữa? Bloomberg đã sử dụng các dự báo của IMF, được điều chỉnh theo ngang giá sức mua, để xác định các động cơ tăng trưởng này.

 

 Bloomberg: Việt Nam nằm trong 20 nền kinh tế có tác động lớn nhất đến tăng trưởng toàn cầu 2019 - Ảnh 1.

Ở khu vực Đông Nam Á có Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Trung Quốc và Mỹ là hai nền kinh tế có tác động lớn nhất đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019. Ấn Độ đứng thứ 3, đuổi sát nút Mỹ. Ở khu vực Đông Nam Á có Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

 

 Bloomberg: Việt Nam nằm trong 20 nền kinh tế có tác động lớn nhất đến tăng trưởng toàn cầu 2019 - Ảnh 2.

Song đến năm 2024, Ấn Độ sẽ vượt qua Mỹ đứng vị trí thứ 2 và Việt Nam sẽ rời khỏi Top 20.

Theo dự báo của IMF, Hoa Kỳ, trong khi vẫn dự kiến ​​sẽ đóng góp một phần khá lớn vào tăng trưởng thế giới, dự kiến ​​sẽ rơi xuống vị trí thứ ba, sau Ấn Độ.

Tỷ lệ ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu của Mỹ dự kiến ​​sẽ giảm từ 13,8% xuống còn 9,2% vào năm 2024, trong khi con số này của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng lên 15,5% và làm lu mờ ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong giai đoạn 5 năm này.

Indonesia sẽ vẫn ở vị trí thứ tư vì nền kinh tế của nước này dự kiến ​​sẽ có tỷ lệ ảnh hưởng đến tăng trưởng 3,7% vào năm 2024, con số này giảm nhẹ so với 3,9% trong năm 2019.

Anh sẽ thấy tầm ảnh hưởng của họ suy yếu trong bối cảnh Brexit, khi nền kinh tế Anh tụt từ vị trí thứ 9 xuống thứ 13.

Sức ảnh hưởng của Nga hiện ở mức 2% và mặc dù dự kiến ​​sẽ không thay đổi sau 5 năm nữa, nước này có thể sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nước đóng góp tăng trưởng đứng thứ 5. Vì Nhật Bản sẽ rơi xuống vị trí thứ 9 vào năm 2024.

Brazil dự kiến ​​sẽ tăng từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 6. Tỷ lệ ảnh hưởng tăng trưởng của Đức dự kiến ​​sẽ duy trì ở mức 1,6% và đứng thứ 7 trong danh sách.

IMF cho biết động cơ tăng trưởng mới trong số 20 quốc gia hàng đầu trong 5 năm tới sẽ bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Pakistan và Ả Rập Saudi, trong khi Tây Ban Nha, Ba Lan, Canada và Việt Nam rời khỏi Top 20 năm 2024.

 

 

Theo Trí thức trẻ