Cẩm nang nghề nghiệp
Bạn nên làm gì khi nhận được lời mời phỏng vấn qua điện thoại?
Bạn đã nộp CV? Nào, bây giờ hãy sẵn sàng chờ cuộc gọi đổ chuông. Nhận được liên hệ đầu tiên từ một nhà tuyển dụng hoặc người quản lý cũng quan trọng như cuộc phỏng vấn trực tiếp. Vì thế, hãy nắm bắt cơ hội này để có cơ hội phỏng vấn ở vòng tiếp theo. Dưới đây là những bí quyết giúp bạn dễ dàng tỏa sáng và ghi điểm trước nhà tuyển dụng.
1. Chuẩn bị sẵn sàng
Để có một cuộc nói chuyện thành công khi chỉ được giao tiếp qua cuộc gọi, bạn cần phải chuẩn bị nhiều thông tin để hỗ trợ bạn. Tên và tổng quan về công ty. Điều gì hấp dẫn để bạn nộp đơn xin việc và bạn sẽ đồng hành cùng công ty như thế nào.
Sơ đồ chức vụ và họ tên một vài người đứng đầu công ty. Điều gì chứng minh bạn là một ứng viên phù hợp với vị trí công việc đó…
Hãy chuẩn bị tất cả thông tin và những câu trả lời, ghi chú vào sổ tay để hỗ trợ cho buổi nói chuyện của bạn. Đừng quên bên cạnh việc tìm hiểu về công ty, việc luyện nói mô tả sơ yếu lý lịch của bạn, điểm mạnh, điểm yếu cũng là một phần khá quan trọng cần chuẩn bị.
Khi có sẵn sàng trong tay những thông tin này sẽ rất tiện lợi, nhất là trong trường hợp không biết khi nào có cuộc gọi đến. Đừng mất cảnh giác: chỉ cần mắc phải sự qua loa loa, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể bỏ qua bạn và mang cơ hội đến với ứng viên khác.
Để có một cuộc nói chuyện thành công khi chỉ được giao tiếp qua cuộc gọi, bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng
2. Bố trí thời gian, không gian thích hợp
Khi cuộc gọi đến, thay vì bắt máy ngay và bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy dành vài giây để đánh giá môi trường xung quanh. Nếu đó không phải là nơi có thể nói chuyện thoải mái, rõ ràng, hãy để cuộc gọi đến hộp thư thoại hoặc bắt máy và di chuyển đến địa điểm thích hợp để gọi lại cho họ.
Đừng lo sợ việc cho nhà tuyển dụng biết rằng bây giờ không phải là thời điểm tốt để nói. Thật thà vẫn sẽ được đánh giá cao hơn việc bạn lớn tiếng để ác lại tạp âm bên cạnh, hay thì thào vì đang trong buổi họp. Lưu ý, bạn hãy ghi lại tên và số điện thoại của họ, hẹn họ một thời gian nhất định và tiến hành gọi lại theo đúng thời gian bạn đã thông báo với họ.
Khi bạn nhanh chóng trả lời cuộc gọi, hãy chọn nói chuyện trong một môi trường yên tĩnh, không có sự xáo trộn. Tất nhiên, đừng quên chuẩn bị sẵn thông tin của bạn để tự tin nói về công ty, vị trí, kinh nghiệm và phẩm chất tuyệt vời của bạn!
3. Thư thoại
Không phải lúc nào bạn cũng nhận được điện thoại khi nhà tuyển dụng gọi. Trong trường hợp đó, thư thoại trở thành ấn tượng đầu tiên về bạn. Hãy làm cho nó trở nên tốt nhất. Thư thoại có thể thường không được chú ý đến, nhưng đôi khi nó có thể tạo ra sự khác biệt giữa các ứng viên với nhau khi nhà tuyển dụng liên hệ.
Thư thoại có thể thường không được chú ý đến, nhưng đôi khi nó có thể tạo ra sự khác biệt giữa các ứng viên với nhau
Lưu ý một số điều cần tránh
Âm nhạc chính là thông điệp của bạn
Một nhà tuyển dụng không quan tâm đến việc bạn yêu thích nhóm nhạc A hay một bài hát nào đó đang làm mưa làm gió ở thị trường âm nhạc Việt và thế giới. Hãy chọn âm nhạc sao cho người nghe thấy được sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của bạn.
Giọng nói và lời chào là yếu tố tác động thứ 2 đến người gọi. Hãy thể hiện tông giọng thân thiện, rõ ràng, tạo thiện cảm cho người nghe. Gắn với đó là một thông điệp súc tích, chuyên nghiệp. Đừng quên gửi lời xin lỗi của bạn đến người gọi vì bạn chưa thể nghe cuộc gọi ngay lúc này.
Không ăn hoặc uống khi đang nói chuyện
Đây là một yếu tố hết sức đơn giản để tránh nó, tuy nhiên, không ít ứng viên đã mắc phải. Việc bạn vừa nói chuyện vừa nhai gì đó, bạn nghĩ rằng đối phương sẽ không biết vì họ không nhìn thấy được. Sai! Họ hoàn toàn có thể cảm nhận được qua giọng nói, thậm chí những tiếng nhóp nhép. Điều này khiến bạn trở nên thiếu chuyên nghiệp và không có sự tôn trọng người nghe. Lưu ý nhé.
Thông tin nhà tuyển dụng
Trước khi bạn bắt đầu cuộc trò chuyện, hãy khai thác tên đầy đủ và thông tin liên lạc của nhà tuyển dụng hoặc người quản lý mà bạn đang nói chuyện. Tại sao?
Nếu bạn sử dụng điện thoại di động và bị ngắt kết nối, bạn sẽ cần thông tin của họ để gọi lại ngay lập tức thay vì bị động chờ họ liên hệ lại. Trừ khi bạn không hứng thú với công việc ấy.
Có thể trong quá trình trò chuyện, bạn quá phấn khích và quên hỏi thông tin cho đến khi kết thúc cuộc trò chuyện. Như vậy bạn sẽ không có thông tin khi cần liên hệ lại cho nhà tuyển dụng. Điều này thật sự thiếu sót.
Bạn hãy nhớ rằng, có rất nhiều ứng viên đã bị vụt mất cơ hội gặp gỡ nhà tuyển dụng ở vòng phỏng vấn trực tiếp vì những thiếu sót trong cuộc gọi. Vì thế, bạn đừng xem thường những cuộc gọi ngắn ngủi này. Hy vọng, với những lời khuyên bên trên, bạn sẽ lên được lịch hẹn kế tiếp với nhà tuyển dụng.
Nguồn: Tham khảo