Tin tức Đời sống - xã hội
32 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ, giữ chức vụ “nhân viên tạm thời”: Đều nói năng lực quyết định tất cả, vậy cái gì quyết định năng lực?
Năng lực là một trạng thái của tâm trí. Chúng ta làm được bao nhiêu tùy thuộc vào việc chúng ta nghĩ chúng ta có thể làm được bao nhiêu. Khi bạn thật sự tin rằng bạn có thể làm nhiều hơn, tâm trí của bạn sẽ suy nghĩ sáng tạo và chỉ đường cho bạn.
(01)
Ngày hôm qua, người bạn cấp ba của tôi chợt nhắn tin trên Facebook nói cô ấy vừa bị mất việc. Cô ấy than phiền bảo năm nay đã 32 tuổi rồi nên rất khó kiếm việc.
Hiện tại, bởi vì việc làm ăn của công ty gặp vấn đề, nên công ty phải cắt giảm nhân lực, và những “nhân viên tạm thời” như cô ấy là đối tượng hàng đầu.
Mặc dù cô ấy tốt nghiệp thạc sĩ quản trị kinh doanh, nhưng từ khi tốt nghiệp đến giờ, cô ấy chưa có một công việc nào ra hồn.
Một phần do ngành quản trị kinh doanh ra trường rất khó xin được đúng ngành, một phần do khả năng thích ứng với công ty của cô ấy thực sự quá tệ.
Năng lực cũng được chia làm hai loại: Năng lực chung và năng lực chuyên môn.
Một người học ở trường dù có đạt bằng xuất sắc đi nữa, cũng chỉ là số điểm căn cứ trên những bài kiểm tra và bài học lí thuyết khô khan.
Hơn nữa, thông thường, những “mọt sách” ở trường sau khi tốt nghiệp lại thường gặp khó khăn trong vấn đề thích nghi với môi trường. Bởi vì phần lớn, có đến 80% thời gian họ dành để “giao tiếp” với sách. Còn những kĩ năng mềm hay cách thích nghi với môi trường thực tế bên ngoài họ lại chưa hoặc rất ít khi được tiếp xúc.
Do đó, ngoài trình độ học vấn, khả năng thích nghi cũng là một loại năng lực.
(02)
Có một anh chàng lập trình viên năm nay 30 tuổi. Làm việc 8 năm trời trong cùng một công ty. Bạn bè và đồng nghiệp của anh ấy người thì thăng chức, tăng lương. Người thì nghỉ việc ra làm riêng, chỉ có mình anh ấy vẫn còn giậm chân tại chỗ.
Thực ra, anh chàng lập trình viên này là một người rất thông minh. Trước đây, anh ta từng là thủ khoa đầu vào của trường Đại học Công nghệ thông tin.
Nhưng sau này, do tự cao về sức học của mình, anh ấy đã chủ quan rất nhiều trong việc học. Anh ấy gần như trở nên thụ động, lười học hỏi cái mới, hay không quá để tâm đến bài giảng của thầy cô. Bởi vì anh ta cảm thấy bản thân “đủ giỏi” để thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh.
Thế nhưng, anh ấy đã quên một điều. Dù sinh ra đã là thiên tài đi nữa, cũng không được sao nhãng việc học.
Thiên tài là bẩm sinh, là trời cho, nhưng muốn duy trì được, phải dựa vào bản lĩnh của mỗi người.
Trước kia, có cơ hội thì không biết nắm lấy, giờ đây có hối hận cũng chẳng thay đổi được gì. Dù có cố gắng đến cỡ nào đi nữa thì cũng đã bị bỏ lại phía sau.
Trước kia, tôi từng đọc được ở đâu đó một đoạn văn thế này:
“Hối hận nhất trong cuộc đời là trong những năm tháng còn sức trẻ, có khả năng để làm thì lại không chăm chỉ, không nỗ lực để sau này mãi mãi là một người không tàn nhưng rất phế, cái gì cũng biết nhưng lại không biết cái gì, làm chuyện gì cũng mãi không thành công.”
Thế nên, ngoài khả năng thích nghi, hành vi thái độ cũng là thứ quyết định năng lực.
(03)
Muốn bồi dưỡng năng lực, không ai yêu cầu bạn phải là một thiên tài thì mới làm được, nhưng thứ đầu tiên yêu cầu bạn phải có chính là một thái độ sống tích cực, làm việc có mục tiêu rõ ràng, có tinh thần trách nhiệm và có chí tiến thủ.
Thành công dựa vào 10% may mắn, 20% thông minh và 70% nỗ lực. Vậy còn năng lực thì sao?
Năng lực bao gồm trình độ học vấn, khả năng thích nghi, nỗ lực bền bỉ, lựa chọn đúng đắn, thái độ tích cực,…
Thế nên, dù có thông minh cũng không được tự kiêu, dù có “chậm tiêu” hơn người khác cũng không được tự ti. Thông minh là do trời cho, nhưng thành công là do mỗi người tự giành lấy.
Cố lên! Tôi tin rằng mỗi chúng ta đều là những cá thể đặc biệt nhất, không ai có thể thay thế được.