Tin tức Đời sống - xã hội

10 kỹ năng mềm bắt buộc phải có nếu muốn tồn tại và thành công trong xã hội này

 

Kỹ năng mềm giúp phát triển một nhân cách mạnh mẽ. Nó giúp người ta nổi bật và định hướng phát triển trong các hoạt động hàng ngày để đạt được mục tiêu. Những kỹ năng này do đó có thể được sử dụng trong mọi tình huống khác nhau, dù lớn hay nhỏ.

 

Để nổi bật hơn trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay, sở hữu nhiều kỹ năng mềm khác nhau là một yêu cầu cần thiết đối với mỗi học sinh, sinh viên, mà đây không phải việc có thể làm trong ngày một ngày hai. Một người sinh viên cần phải luyện tập những kỹ năng mềm hàng ngày và trong một thời gian dài. Những kỹ năng này sẽ giúp ích không chỉ ở trong ghế nhà trường, mà còn cả trong công việc và sự nghiệp sau này.

 

Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là sự kết hợp giữa kỹ năng con người, kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp, tính cách, thái độ, thuộc tính nghề nghiệp, trí thông minh xã hội và chỉ số thông minh cảm xúc, giúp con người điều hướng môi trường làm việc, thể hiện năng lực và đạt được mục tiêu… Đây là những kỹ năng có thể được sử dụng để truyền đạt ý tưởng và thông điệp một cách hiệu quả hay đôi khi là xử lý các tình huống nghiêm trọng. Các kỹ năng mềm rất quan trọng trong thế giới ngày nay, nơi quản lý và nhân sự được chú trọng hàng đầu.

Kỹ năng mềm giúp phát triển một nhân cách mạnh mẽ. Nó giúp người ta nổi bật và định hướng phát triển trong các hoạt động hàng ngày để đạt được mục tiêu. Những kỹ năng này do đó được cho là có thể được sử dụng trong mọi tình huống khác nhau, dù lớn hay nhỏ.

 

 

Sau đây là 10 kỹ năng mềm quan trọng nhất mà học sinh, sinh viên cần nên trau dồi, luyện tập:

 

10. Giải quyết vấn đề (Problem Solving)

Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp người ta đưa ra các giải pháp cho các tình huống khác nhau, kiểm soát các tình huống có thể vượt quá tầm tay. Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề là rất quan trọng bởi vì bất kỳ tình huống nào cũng có thể biến thành một tình huống bất lợi. Học sinh, sinh viên nên học cách linh hoạt giải quyết nhiều tính huống đa dạng khác nhau để tránh bị thụ động, bất ngờ trong mọi trường hợp.

 

9. Tư duy sáng tạo (Creative Thinking)

Suy nghĩ sáng tạo có tầm quan trọng lớn vì nó giúp phát triển trí tưởng tượng. Học sinh, sinh viên cần sáng tạo trong cách tiếp cận ở mọi khía cạnh và điều đó giúp họ hiểu thế giới theo cách tốt hơn, đưa ra câu trả lời từ nhiều góc độ đa dạng hơn. Bởi vậy, sáng tạo và thúc đẩy những ý tưởng là một trong những phần quan trọng của giáo dục.

 

8. Làm việc nhóm (Teamwork)

Làm việc nhóm là kỹ năng cần thiết nhất cần có ở mọi giai đoạn của sự nghiệp. Học sinh, sinh viên phải hiểu tầm quan trọng của sự thống nhất và sự hợp tác. Ở cấp độ công việc cao hơn, mọi người sẽ phải làm việc cùng nhau, không tránh khỏi đối đầu với nhau và tranh luận. Biết cách nói lên ý kiến của mình và lắng nghe người khác là một trong những kỹ năng quan trọng để có thể làm việc cùng người khác. Làm việc nhóm thành công sẽ luôn cho ra hiệu quả công việc tốt hơn.

 

 

7. Quyết đoán (Decision-making)

Học sinh, sinh viên phải học cách đưa ra quyết định trong thời gian ngắn. Làm như vậy họ sẽ có chỗ đứng riêng và sẽ không phải phụ thuộc vào người khác. Bằng cách quyết định lựa chọn phương án nào, chọn môn học nào và hoạt động ngoại khóa nào họ muốn thực hiện, họ sẽ tự tìm hiểu điều gì là tốt nhất cho họ, điều này sẽ tạo nên nền tảng cho việc sau này họ lựa chọn những hướng đi trong cuộc sống, công việc, gia đình,… Hơn nữa, chọn làm bạn với ai và hòa nhập với những nhóm người nào cũng định hướng phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Biết cách đưa ra quyết định đúng đắn rất quan trọng trong tất cả mọi trường hợp.

 

6. Kỹ năng hướng nội (Intrapersonal Skills)

Các kỹ năng hướng nội giúp hiểu bản thân hơn, hướng tới trí tuệ cảm xúc, suy nghĩ, kiểm soát niềm tin và ý kiến của một người. Các kỹ năng này gồm có kỷ luật, khả năng học tập độc lập, linh hoạt và thích nghi, ý thức tự giác, tính kiên trì bền bỉ, lòng trắc ẩn, chính trực, tự trọng. Những kỹ năng này giúp nhào nặn người đó thành những nhà lãnh đạo tài ba hơn. Biết mình là ai, biết mình ở đâu, hiểu được điểm mạnh yếu và lập trường của bản thân sẽ giúp hoàn thành các công việc một cách tốt hơn. Chỉ khi cố gắng hiểu chính mình thì mới có thể hiểu người khác.

 

 

 

5. Kỹ năng tương tác liên cá nhân (Interpersonal Skills)

Các kỹ năng giúp hiểu được trí tuệ và hành vi của người khác được gọi là kỹ năng tương tác liên cá nhân. Kỹ năng này bao gồm kỹ năng giao tiếp, tổ chức, đội nhóm, cộng tác, hoà nhập với xã hội, với đồng nghiệp, đồng cảm, yêu thương. Những kỹ năng này rất hữu ích khi làm việc theo nhóm. Một người sẽ hiểu động lực của nhóm, cách nhóm hoạt động và mỗi người sẽ phản ứng như thế nào với một chủ đề nhất định. Đối với người ngoài cũng vậy. Các cụ vẫn nói: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.” Nếu hiểu đối phương kĩ lưỡng, cũng sẽ thuận tiện trong việc làm ăn.

 

4. Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills)

Đối với kể cả học sinh, sinh viên hay người đi làm, kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng cơ bản và quan trọng đối với mỗi cá nhân. Đây là một kỹ năng cần thiết trong việc đối mặt với những kiểu người khác nhau: người thích thể hiện quan điểm một cách mạnh mẽ, hay người khó bắt chuyện,… Kỹ năng này cần được tập trung phát triển, cải thiện và nâng cao, vì nó sẽ hữu ích trong hầu hết các lĩnh vực. Hơn nữa sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt cũng là một điểm cộng cho hồ sơ cá nhân khi tham gia tuyển dụng ở các cấp.

 

 

3. Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Skills)

Trong đời học sinh, sinh viên nào cũng sẽ trải qua những cuộc bầu cử như bầu cử lớp trưởng, bí thư bầu cử hội sinh viên, chủ tịch câu lạc bộ, hay ở mức độ công việc thì bỏ phiếu bầu cử lãnh đạo, người điều hành công ty,… để lập ra những người dẫn đầu, những người lãnh đạo.

Tuy nhiên một người sở hữu những kỹ năng lãnh đạo có thể là bất cứ ai. Nếu người này thông minh, linh hoạt và nhanh trí có thể đưa ra quyết định đúng đắn, điều phối người khác, kiểm soát tình huống và làm cho mọi việc hoạt động trơn tru. Trong mọi tình huống lớn bé trong cuộc sống đều có thể cần tới kỹ năng lãnh đạo, bất kể trong học tập, vui chơi hay công việc.

 

2. Thái độ tích cực (Positive Attitude)

Khi thế giới chứa đầy nhiều yếu tố tiêu cực, người ta cần lấy được cảm tình của người khác bằng cách tiếp cận tích cực. Bắt đầu từ giáo viên đến bạn bè hay đồng nghiệp, mọi người sẽ luôn tìm kiếm một người làm mọi việc với thái độ tích cực. Học sinh, sinh viên phải trau dồi kỹ năng này để duy trì bầu không khí thân thiện với mọi người tại một môi trường giáo dục và sau này là môi trường làm việc. Dù ở bất cứ đâu, những người nhiệt tình, năng nổ, biết hợp tác, kiên nhẫn, tôn trọng người khác hay hài hước sẽ luôn nổi bật và được người khác quý mến và tin tưởng.

 

 

1. Kỹ năng lắng nghe (Listening Skills)

Một người biết lắng nghe sẽ luôn được người khác tin tưởng. Khi thể hiện là mình đang lắng nghe, người kia tự khắc cũng sẽ cảm thấy được tôn trọng. Đây là kỹ năng đầu tiên mà học sinh, sinh viên nên chú trọng phát triển và mài giũa. Đối với việc trao đổi với người khác, kỹ năng này thể hiện qua những cử chỉ nhỏ như gật đầu và giao tiếp bằng mắt. Thể hiện ra ngoài là một phần, học sinh, sinh viên cũng nên học cách tập trung lắng nghe, phân tích và tóm tắt ý nghĩa trong lời người khác nói. Đối với việc học tập, kỹ năng này giúp tiếp cận và xử lý thông tin tốt hơn.

 

 

Theo kênh 14